Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị "khai tử" từ năm 2021

Đầu tư và Tiếp thị
08:56 AM 21/09/2020

Từ ngày 1/1/2021, Luật Đầu tư sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực, đưa kinh doanh pháo nổ và dịch vụ đòi nợ ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị "khai tử" từ năm 2021

Theo đó, từ ngày 1/1/2021, kinh doanh dịch vụ đòi nợ trở thành loại hình bị cấm đầu tư kinh doanh, nếu cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm sẽ bị phạt.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với cá nhân hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi, từ 120-160 triệu đồng.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị "khai tử" từ năm 2021 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hiện nay, theo Điều 6 Luật Đầu tư 2014 thì có 6 nhóm ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Linh Anh (TH)
Ý kiến của bạn
Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn

Cuộc đua gia tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng trở nên gay cấn trong hệ thống ngân hàng. Nhưng trong môi trường lãi suất thấp như hiện tại, việc "hút" CASA không hề dễ dàng.