Kinh tế số là động lực tăng trưởng cho phát triển thu nhập cao của Việt Nam

Đầu tư và Tiếp thị
07:38 AM 19/06/2023

Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 2/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số theo góc nhìn Việt Nam là sự hội tụ của hầu hết các thứ. Theo đó, chuyển đổi số là công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa chính là chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất; còn hiện đại hóa là chuyển đổi số toàn dân và toàn diện.

Kinh tế số là động lực tăng trưởng cho phát triển thu nhập cao của Việt Nam - Ảnh 1.

Chuyển đổi số cũng là kinh tế tri thức và kinh tế tri thức chính là kinh tế số. Chuyển đổi số cũng là đổi mới sáng tạo, là ứng dụng công nghệ mới, thay đổi mô hình vận hành, quản trị, kinh doanh, thay đổi thể chế. Chuyển đổi số cũng là ứng dụng khoa học công nghệ, mà chủ yếu là công nghệ số. Công nghệ số là nền tảng để tạo ra chuyển đổi số, là khoa học công nghệ.

Chuyển đổi số cũng là phát triển nhanh vì hiện nay kinh tế số đã tăng trưởng gấp 3, 4 lần so với tăng trưởng GDP, đóng góp 15% GDP. Theo Bộ trưởng, kinh tế số là động lực tăng trưởng trong dài hạn, trung hạn và chính là yếu tố để Việt Nam đạt mốc trở thành nước phát triển có thu nhập cao năm 2045.

Chuyển đổi số cũng chính là phát triển bền vững, không chỉ tiêu tốn ít tài nguyên mà còn tạo ra tài nguyên mới- tài nguyên dữ liệu; đồng thời tăng sức chống chịu của nền kinh tế bởi môi trường số, không khoảng cách, không tiếp xúc. Bộ trưởng cho rằng cần phải hiểu rộng vấn đề chuyển đổi số để tập trung triển khai thực hiện.

Tại hội nghị, Bộ trưởng lưu ý việc hoàn thiện dịch vụ công toàn trình và xử lý dịch vụ công trực tuyến, ra bộ tiêu chí về chuyển đổi số để hướng dẫn các địa phương về chuyển đổi số; đồng thời có những hành động, tiêu chí, mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số. Theo đó, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến đạt 95% vào năm 2025…

Đối với phát triển kinh tế số, Bộ trưởng nhấn mạnh, kinh tế số là trọng tâm của chuyển đổi số, tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế số chủ yếu là chuyển đổi số ngành. Theo đó, mỗi ngành phải xác định các nền tảng số ngành để triển khai và công bố để doanh nghiệp phát triển. Các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các Bộ, ngành, phải lưu ý để dẫn dắt thay đổi toàn bộ ngành, đưa công nghệ số vào, thay đổi mô hình kinh doanh, quản trị và thúc đẩy kinh tế số trong ngành đó.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch sẽ làm việc với từng Bộ trưởng các Bộ về xác định nền tảng số căn bản để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số cho ngành đó phát triển.

Bên cạnh kinh tế số, xã hội số chính phủ số, các cơ quan chuyên trách công nghệ thông tin cũng phải lưu ý vấn đề thể chế số phải đi trước.

Về hạ tầng số quốc gia trong đó có hạ tầng viễn thông, Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ ra tiêu chuẩn 40Mbit/s đối với di động và mục tiêu 90% hộ gia đình có cáp quang. Bên cạnh đó là hạ tầng dữ liệu, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng hạ tầng đám mây riêng, phấn đấu trở thành hub đám mây. Doanh nghiệp Việt Nam phải dùng đám mây Việt Nam và có tiêu chuẩn cho lĩnh vực.

Để hỗ trợ phát triển kỹ năng số toàn dân, Bộ sẽ hỗ trợ các Sở triển khai các lớp bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số thông qua nền tảng trực tuyến.

Về dữ liệu số, Bộ trưởng lưu ý cần phát triển ngành công nghiệp dữ liệu, số hoá, quyền quản lý dữ liệu, gán nhãn dữ liệu, lưu trữ và sàn dữ liệu để buôn bán. Tổ công nghệ số cộng đồng phải được coi là nền tảng, là loại chiều ngang, giống như hạ tầng để thúc đẩy chuyển đổi số địa phương.

Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị phải hành động thiết thực tạo ra các giá trị thiết thực cho ngành, đất nước và các địa phương.

Tại hội nghị, những khó khăn, vướng mắc của các Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các Bộ, ngành liên quan đến khu công nghệ thông tin tập trung, quản lý chia sẻ dữ liệu, về xác định giá thuê dịch vụ công nghệ thông tin, các vấn đề liên quan đến thẩm định thiết kế cơ sở dự án công nghệ thông tin… đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giải đáp làm rõ.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các chuyên gia của Liên Hợp Quốc sẽ đánh giá dịch vụ công trực tuyến từ tháng 7-9. Để phục vụ cho khảo sát đánh giá xếp hạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra thực tế từ quý 1/2023. Đặc biệt, Bộ trưởng đã chủ trì hội nghị toàn quốc để phổ biến cách làm hay, nhấn mạnh những việc cần làm trong thời gian tới để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Dự kiến Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đánh giá trực tuyến cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương vào 15/6 và thông báo kết quả vào cuối tháng 6.

CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) là một ví dụ cụ thể về doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện để bắt nhịp với nền kinh tế số.

CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam

Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.

photo-1687097376902

Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.

PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".

Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1687097377755

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Quay trở lại với TTCK, kết phiên giao dịch ngày 16/6, VN-Index 1,75 điểm (0,16%) xuống 1,115 điểm. HNX-Index giảm 1,09 điểm (0,47%) xuống 228,44 điểm. UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,08%) lên 84,62 điểm.

Đáng chú ý, thanh khoản bất ngờ tăng vọt với giá trị khớp lệnh trên HOSE vượt 20,000 tỷ đồng. Tính chung giá trị giao dịch trên ba sàn lên đến 25,300 tỷ đồng. Đây cũng là phiên giao dịch tỷ đô thứ hai từ đầu năm tới nay.

Trong kịch bản tích cực dự đoán giao dịch ở tuần này (19/6 - 23/6), VN-Index có thể sẽ diễn biến tích lũy, tăng giảm đan xen với biên độ khoảng 20 điểm quanh khu vực 1110 - 1130. Các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường trong tuần, duy trì tâm lý thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng trở lại trước khi quay trở lại giải ngân mới.

Khép lại phiên giao dịch ngày 16/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách

Trong ngày hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.