Kinh tế trưởng VinaCapital giải mã vì sao nhà đầu tư Việt Nam 'không nên quá bận tâm' đến thị trường BĐS Trung Quốc
Vị chuyên gia VinaCapital nhận định, mặc dù dòng chảy thương mại giữa 2 nước là rất lớn, các nhà đầu tư Việt Nam không cần quá lo lắng về biến động trong nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài vấn đề liên quan đến tác động của giao thương Nga - Ukraine, hiện nay, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi những diễn biến quan trọng ở Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến thị trường Việt Nam.
Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, mặc dù Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, nhưng những biến động của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua lại có tác động không đáng kể đến thị trường Việt Nam.
Báo cáo mới của VinaCapital chỉ rõ, những biến động đáng kể trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm nay hầu như không ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index của Việt Nam. Trong đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang đối mặt với một số áp lực, như giãn cách xã hội kéo dài do COVID-19, những ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt Nga...
Tuy nhiên, một số sự kiện cũng đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc "bật lên", chẳng hạn như việc Chính phủ Trung Quốc nới lỏng các quy định đối với công ty công nghệ, cũng như cam kết đưa ra các chính sách mới nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Hiện các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tác động từ bong bóng bất động sản của Trung Quốc (giá nhà ở Trung Quốc đã giảm 6 tháng liên tiếp), chính sách "zero COVID"... đối với thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, theo VinaCapital, khả năng cao thời gian tới, Việt Nam sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà máy chuyển từ Trung Quốc sang, do tình hình Ukraine, cũng như Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách "zero COVID". Đặc biệt, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua.
Nhìn chung, ông Michael Kokalari khẳng định, các nhà đầu tư Việt Nam không cần quá lo lắng về biến động trong nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù dòng chảy thương mại giữa 2 nước là rất lớn. Trong khi Trung Quốc chiếm hơn 30% nhập khẩu và gần 20% xuất khẩu của Việt Nam, thì thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tương đối lớn, vào khoảng 15%/GDP.
Thâm hụt thương mại này cho thấy các nhà đầu tư không nên quá bận tâm đến biến động của nền kinh tế Trung Quốc hay thị trường bất động sản của nước này, nhất là khi Việt Nam "mua" từ Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc "mua" từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, phần lớn thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc là các sản phẩm liên quan đến điện tử và may mặc. Điều này phản ánh thực tế, các chuỗi cung ứng ứng của cả hai ngành hiện đang liên tục đan xen giữa hai nước: một số nhà máy ở Trung Quốc, và một số ở Việt Nam.
Cuối cùng, khoảng 8% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là thực phẩm, 7% là hàng phi thực phẩm. Một số ngành cụ thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc như sản xuất cao su, thuỷ sản, các trang trại sản xuất trái câu và rau củ... đã bị ngưng trệ do đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, những dòng chảy thương mại này không đủ lớn để tác động lên nền kinh tế Việt Nam nói chung, báo cáo kết luận.
Anh VũVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.