Kinh tế Việt Nam với những tín hiệu tích cực 6 tháng cuối năm 2023
Giới chuyên gia và báo chí quốc tế tuần qua cũng nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin và gia tăng đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Nhóm công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Paulo Medas dẫn đầu đã có báo cáo kết thúc cuộc thảo luận trong khuôn khổ đợt tham vấn Điều khoản IV năm 2023 với Việt Nam trong thời gian từ ngày 14 - 29/6.
Theo ông Paulo Medas, Việt Nam đã chứng kiến quá trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 trong năm 2022. GDP tăng 8% là mức tăng chưa từng có trong lịch sử nhờ nhu cầu trong và ngoài nước mạnh mẽ. Lạm phát trung bình được kiềm chế ở mức 3,2%, mặc dù áp lực giá cả vẫn tăng đều đặn trong năm.
Quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đã bị gián đoạn bởi những "cơn gió ngược" mạnh mẽ cả từ trong và ngoài nước.
Áp lực tỷ giá hối đoái gia tăng trong suốt năm 2022 khi lãi suất toàn cầu tăng mạnh. Một ngân hàng lớn trong nước đã bị rút tiền gửi ồ ạt và phải đặt dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Căng thẳng tài chính của các doanh nghiệp phát triển bất động sản, đặc biệt là những doanh nghiệp có đòn bẩy cao đã xuất hiện và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng băng.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn do cầu bên ngoài giảm mạnh kể từ cuối năm 2022, với xuất khẩu giảm 12% trong 5 tháng đầu năm 2023.
"Gần đây, áp lực thanh khoản và lạm phát đã giảm bớt, nhưng tăng trưởng đã chậm lại đáng kể trong nửa đầu năm 2023", ông Paulo Medas đánh giá.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được chuyên gia IMF dự báo sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của NHNN.
Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi. Song trong ngắn hạn, rủi ro đối với tăng trưởng vẫn lớn. Tăng trưởng có thể không được như kỳ vọng nếu cầu bên ngoài vẫn tiếp tục yếu hoặc đầu tư vẫn kém. Các vấn đề đang diễn ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản ngày càng sâu sắc, cùng với nợ xấu gia tăng có thể gây tổn hại đến khả năng hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng.
Cũng theo ông Paulo Medas, các biện pháp mà NHNN và Chính phủ Việt Nam đã triển khai giúp giảm nhẹ tác động của những "cơn gió ngược".
"NHNN đã có thể kiểm soát cả áp lực về giá cả và thanh khoản trong một môi trường đầy thách thức. Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và các nỗ lực tiếp tục hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ có thể sẽ mang lại các lợi ích đáng kể", ông Paulo Medas nhận định.
Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này có thể sẽ kém hiệu quả hơn và tạo thêm rủi ro vì lãi suất trên toàn cầu chắc sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài, đồng thời các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi cao.
Mặt khác, chuyên gia IMF cũng cho rằng, trong bối cảnh này, chính sách tài khóa nên đi đầu trong hỗ trợ nền kinh tế và các đối tượng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi Chính phủ vẫn còn dư địa tài khóa. Việc tăng chi ngân sách theo kế hoạch (tăng tiền lương và đầu tư công) và cắt giảm các loại thuế sẽ giúp thúc đẩy cầu trong nước...
Ông Paulo Medas gợi ý, các cơ quan chức năng có thể cân nhắc tăng chi ngân sách cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, củng cố mạng lưới an sinh xã hội và các nhu cầu xã hội khác.
"Cần cân nhắc hỗ trợ tài khóa hơn nữa, đặc biệt khi quá trình phục hồi kinh tế không được như kỳ vọng", chuyên gia nhấn mạnh.
Môi trường kinh tế đầy thách thức hiện nay và nợ xấu ngày càng gia tăng đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng một kế hoạch hành động để bảo vệ sự ổn định tài chính và đẩy nhanh những cải cách cần thiết. Ông Paulo Medas cho rằng, kế hoạch này có thể gồm cả tăng cường khuôn khổ quản lý khủng hoảng ngân hàng, cải thiện các quy định và giám sát ngân hàng. Các cơ quan chức năng nên tận dụng việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đang diễn ra để xây dựng các khuôn khổ pháp lý hiệu quả hơn về xử lý ngân hàng và thanh khoản khẩn cấp.
Ngoài ra, ông Paulo Medas cho rằng, cần đảm bảo có những hành động quyết liệt để tái cấu trúc thị trường bất động sản và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh. Các cơ quan chức năng đã triển khai các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn, và giờ đây cần đặt ưu tiên cho việc có thêm biện pháp mang tính cơ cấu.
Đặc biệt là các cơ quan chức năng nên xử lý các nút thắt về pháp lý đang cản trở việc hoàn thành các dự án bất động sản, tăng cường quy định và quản trị thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cải thiện khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ và xử lý mất khả năng thanh toán.
Để đạt được các mục tiêu về phát triển và khí hậu, Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh các cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng trọng yếu và đầu tư vào giáo dục. Việc tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng, gồm cả đáp ứng các mục tiêu về khí hậu của Việt Nam sẽ cần phải có các nỗ lực huy động thu ngân sách. Những kế hoạch mới của các cơ quan chức năng về năng lượng và khí hậu là một bước tiến quan trọng và ưu tiên hiện nay nên đặt vào việc triển khai các hành động cụ thể.
Ngoài ra, ông Paulo Medas cũng đánh giá, Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong phòng chống tham nhũng trong những năm gần đây. IMF hoan nghênh các nỗ lực tiếp tục để cải thiện quản trị và môi trường kinh doanh. Khuôn khổ pháp lý về chống rửa tiền/tài trợ khủng bố cần được tăng cường. Các nỗ lực thu hẹp những thiếu hụt, khác biệt về dữ liệu, gồm cả số liệu về tài khóa và các tài khoản kinh tế đối ngoại có thể giúp cải thiện việc hoạch định chính sách và tạo ra những lợi ích kinh tế lớn hơn.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Quay trở lại với TTCK, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên phục hồi ngoạn mục, đặc biệt vào cuối phiên chiều ngày (7/7). Sắc xanh lan tỏa ra nhiều nhóm ngành giúp chỉ số VN-Index tiến sát mốc 1,140 điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/7, VN-Index tăng 11,85 điểm lên 1138,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 798,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 16,501 tỷ đồng. Toàn sàn có 267 mã tăng giá, 133 mã giảm giá và 71 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,74 điểm lên 225,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 85,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,492 tỷ đồng. Toàn sàn có 105 mã tăng giá, 62 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,43 điểm xuống 84,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 65 triệu đơn vị, tương ứng hơn 714,8 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 118 mã đứng giá.
Khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh với 1.356,64 tỷ đồng trên HOSE; 21,42 tỷ đồng trên HNX và 21,31 tỷ đồng trên UPCOM.
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,600 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.