Kinh tế Việt Nam “Vụt Sáng” trước bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 23/08/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/8/2022, VN-Index giảm 8,75 điểm (0,69%) còn 1.260,43 điểm, HNX-Index giảm 3,21 điểm (1,08%) về 294,73 điểm., UPCoM-Index giảm 0,55 điểm (0,59%) về 92,22 điểm.

Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 619 triệu đơn vị, với giá trị 14.8 ngàn tỷ đồng; HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 106 triệu đơn vị, với giá trị 2.1 ngàn tỷ đồng.

Kinh tế trong nước vẫn ghi nhận nhiều điểm tích cực

Trong báo cáo tài liệu các chuyên gia nhận định đến những điểm tích cực của kinh tế trong nước, bất chấp việc thế giới đang trải qua nhiều biến động.

Đầu tiên phải nói đến tăng trưởng doanh thu bán lẻ ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi, đà tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, doanh số các ngành liên quan đến du lịch rất đáng lưu ý, chứng kiến mức tăng trưởng hai con số bốn tháng liên tiếp.

Về du lịch, Việt Nam đã thu hút hơn 350.000 khách du lịch quốc tế trong tháng 7, gấp ba lần so với mức trung bình hàng tháng trong nửa đầu năm 2022, đưa tổng lượt khách đến Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại lên 1 triệu.

Khách du lịch đến từ Hàn Quốc (25%), châu Âu (13%) và Mỹ (10%) chiếm gần một nửa tổng số du khách, sau đó là tới nhóm khách du lịch đến từ các nước ASEAN với sự quan tâm ngày càng gia tăng.

photo-1661180048523

Việt Nam thu hút khách du lịch.

Tổng cục Du lịch Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu 5 triệu khách du lịch cho năm nay, tìm cách hợp tác nhiều hơn với các đại sứ nước ngoài và thực hiện các chiến dịch du lịch, đồng thời nhắm đến các thị trường mới như Ấn Độ và Trung Đông.

Báo cáo tiết lộ Việt Nam đang cấp 6.000 visa mỗi ngày cho khách du lịch Ấn Độ, cao hơn nhiều so với con số 250 trước đại dịch. Tuy nhiên, HSBC cảnh báo một vấn đề đang dần hữu hình là khả năng nguồn cung lao động liệu có thể theo kịp với nhu cầu gia tăng hay không, vì một số địa điểm du lịch nổi tiếng đã được báo cáo là chưa mở cửa trở lại hoàn toàn do thiếu hụt lao động.

Xuất nhập khẩu cả nước

Sau mức tăng trưởng ấn tượng 17% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu nửa sau năm với đà tăng thấp hơn so với kỳ vọng.

Xuất khẩu tăng nhẹ 8,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng thị trường (HSBC dự báo tăng 26,6%). Nguyên nhân chính là do lĩnh vực điện tử tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là mặt hàng điện thoại.

"Mặc dù xu hướng này không hẳn là một bất ngờ trong bối cảnh lạm phát tác động lên thu nhập thực tế và sự dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ ở phương Tây, điều đáng ngạc nhiên chính là ảnh hưởng của nó được thể hiện trong dữ liệu thương mại của Việt Nam", các chuyên gia tại đây cho biết.

Kết quả quý II của Samsung cho thấy nhu cầu đối với hàng điện tử tiêu dùng đang suy yếu, ảnh hưởng đến mảng điện thoại thông minh, TV và các sản phẩm khác.

Trong khi đó, dệt may và da giày lại tăng trưởng mạnh, đạt 30% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi. Do TP HCM và các khu vực lân cận phải trải qua giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt trong quý III/2021, hiệu ứng cơ sở có thể sẽ kéo dài qua hết quý III/2022.

Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã dự báo tình hình đơn hàng sắp tới sẽ sụt giảm, làm dấy lên câu hỏi về khả năng trụ vững của các mặt hàng này còn duy trì được bao lâu.

Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu cũng giảm, chỉ tăng nhẹ 3,4% so với mức tăng hai con số trong những tháng trước. Một phần nguyên nhân là do giá năng lượng giảm, nhờ vậy làm giảm các hóa đơn nhập khẩu hàng hóa như sắt thép, than đá và dầu thô.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến điện thoại lại giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này có thể gia tăng sự đình trệ trong chu kỳ điện tử tiêu dùng.

"Mặc dù tăng trưởng cả xuất và nhập khẩu đều không nhiều nhưng cán cân thương mại vẫn đi ngang trong tháng 7. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trước đây, Việt Nam có khả năng sẽ có năm thứ hai liên tiếp thâm hụt tài khoản vãng lai, gây áp lực đối với đồng Việt Nam", HSBC dự báo.

Ngoài ra, chỉ số PMI cũng đang có dấu hiệu đi theo xu hướng tương tự. Mặc dù vẫn ở ngưỡng mở rộng, PMI tháng 7 giảm nhẹ xuống 51,2 điểm.

Các chỉ số chính, bao gồm đơn đặt hàng mới và đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm bớt. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho thấy hoạt động sản xuất mạnh mẽ hơn hầu hết các nước trong khu vực, đặc biệt khi phần lớn châu Á chứng kiến sự thu hẹp về đơn đặt hàng xuất khẩu mới.

Các doanh nghiệp tiếp tục tuyển dụng nhiều lao động hơn, chỉ số lao động việc làm tăng lần thứ tư liên tiếp. Mặc dù tăng trưởng sản xuất có thể chậm lại trong những tháng tới, HSBC cho rằng vẫn duy trì triển vọng tích cực.

Việt Nam có thể tăng đến 8,5%, sẽ hưởng lợi dòng vốn chuyển hướng từ Trung Quốc

Bất chấp tăng trưởng xuất khẩu khiêm tốn trong tháng 7, Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư chuyển hướng do những bất ổn chính sách ở Trung Quốc.

"Kinh tế Việt Nam tái mở cửa có phần hơi chậm chạp từ đầu năm, nhưng hiện đã tăng tốc, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Nền kinh tế còn được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào", các chuyên gia quốc tế cho hay

"Sự không chắc chắn của các chính sách ở Trung Quốc sẽ hướng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác"

photo-1661180049937

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam.

Dựa vào số liệu tháng 7, Moody's cũng nhấn mạnh xuất khẩu đang giảm tốc ở cả ba nền kinh tế mạnh về lĩnh vực này là Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Dù vậy, các chuyên gia tại đây tin rằng nhu cầu sẽ ổn định ở thị trường Mỹ do thị trường lao động của nước này phát triển mạnh.

Moody's cũng cảnh báo kinh tế Trung Quốc suy yếu và khả năng suy thoái ở Anh cũng như châu Âu vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau có thể khiến tăng trưởng xuất khẩu chậm lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tổ chức này đồng thời cũng hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay xuống còn 3,4%, từ mức dự báo 4,3% hồi tháng 7.

Những yếu tố giúp Việt Nam thu hút đầu tư

Những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành một cái tên nổi bật trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á, vượt qua cả hai thị trường lâu năm là Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng đang dần tiến bước trên con đường trở thành công xưởng sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á.

Theo báo cáo đánh giá của đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam thành công vượt Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Còn về thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á theo nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia. Từ 2010-2020, Việt Nam cũng đã tăng 23 bậc lên hạng 70 trong bảng xếp hạng chỉ số "thuận lợi kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới.

Chuỗi cung ứng thế giới dịch chuyển giúp Việt Nam thu hút thêm đầu tư .

Việt Nam là thị trường hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư thế giới.

Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất toàn cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra khỏi Trung Quốc. Quá trình "phân tách" chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác cũng đem đến nhiều điểm tích cực đối với Việt Nam khi nước ta trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những điều này hoàn toàn dễ hiểu khi Việt Nam có rất nhiều lợi thế và tiềm năng hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhờ dân số trẻ, mặt khác lao động của nước ta có giá rẻ hơn so với khu vực, chăm chỉ và lành nghề. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhờ tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Về lâu dài, Việt Nam là thị trường tiềm năng mà các quốc gia chú trọng.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội

Nếu nhanh tay nắm bắt dòng chuyển dịch này, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Công ty Cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) là mt gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với hoạt động chính là đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT Holdings sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, tháng 2/2022, lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings làm việc với tỉnh Đồng Tháp

photo-1661180050601

Cụ thể, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Khép lại phiên giao 22/8/2022, mã PGT trên sàn HNX giao dịch trong khoảng 5,600 – 10,000 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.