Kịp thời phẫu thuật cấp cứu thành công thai nhi tắc động mạch rốn
Khoảng 16h, ngày 30/7, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ tiếp nhận thai phụ N.T.M.H (ngụ xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) nhập viện khi thai được 37 tuần 3 ngày, con so với tình trạng có nhiều cơn gò.
Trong quá trình khám và theo dõi cơn gò, thai phụ được bác sĩ siêu âm phát hiện thai nhi bị tắc động mạch rốn trái. Bác sĩ Trần Trọng Kim, khoa Chẩn đón hình ảnh cho biết, Dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. 85% dây rốn bị tắc 1 động mạch xuất hiện đơn độc, không kèm theo dị tật thai nhi. Dây rốn tắc 1 động mạch thường xuất hiện nhiều ở song thai (3-5% trẻ sinh sống) hơn là đơn thai (1% trẻ sinh sống). Cho nên, nếu khi siêu âm bác sĩ chủ quan sẽ dễ dàng bỏ qua.
Sau khi hội chẩn, thai phụ được chỉ định phẫu thuật lấy thai cấp cứu vì xuất hiện tình trạng suy thai. Ca phẫu thuật thành công, một bé gái chào đời cân nặng 2.880 gram. Hiện sức khỏe của mẹ và bé ổn định, bé bú tốt.
Theo BSCKII. Thạch Thảo Đan Thanh, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp nhận định, trường hợp thai nhi tắc động mạch rốn tuy rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời và mổ cấp cứu có thể dẫn đến thai nhi bị đột tử trong bụng mẹ. Tắc động mạch rốn trong tử cung rất khó phát hiện, đa số trường hợp thai nhi đều tử vong trước khi chào đời.
Bác sĩ Đan Thanh khuyến cáo thai phụ đặc biệt lưu ý về cử động thai ở những tháng cuối thai kỳ, nên đến khám ở bệnh viện chuyên khoa Sản có những phương tiện chuyên sâu đánh giá sức khoẻ thai như: siêu âm Doppler, monitor đánh giá tim thai…
Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ rất quan trọng, đặc biệt gần đến ngày dự sinh. Thông qua siêu âm Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa của thai nhi và đo biểu đồ tim thai, các bác sĩ có thể phát hiện sớm tình trạng suy thai và cấp cứu kịp thời.
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.