Kon Tum: Ngành NN&PTNT tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023
Phát huy kết quả đã đạt được, nhằm triển khai có hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) năm 2023, Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các ban ngành, địa phương có liên quan triển khai có hiệu quả các chương trình, nghị quyết, kế hoạch liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thực hiện các chỉ tiêu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực
Năm 2022, trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai gây nhiều khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, song nhiều chỉ tiêu ngành NN&PTNT tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng chính đạt ước đạt 197.994 ha, đạt 101,5% so với kế hoạch và tăng 4,7% so với cùng kỳ; tổng đàn gia súc ước đạt 274.500 con, đạt 100% so với kế hoạch; tổng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu đạt 35.000 tấn, đạt 100% kế hoạch. Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ khoảng 844 ha, đạt 104,8% kế hoạch; tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8.353 tấn, đạt 113,6 % kế hoạch.
Toàn tỉnh đã trồng mới được 5.260,92 ha rừng, đạt 116,91% kế hoạch; trồng mới 2.455,63 ha dược liệu khác, đạt 122,78% kế hoạch; trồng mới 508,59 ha sâm Ngọc Linh đạt 101,72% kế hoạch; trồng mới 1.586.795 cây phân tán đạt 263,7% kế hoạch, ngoài ra chuyển trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán là 100.000 cây tương đương 10 ha, đạt 100% kế hoạch.
Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp so với cùng kỳ năm 2021 giảm trên 03 tiêu chí (số vụ, khối lượng, diện tích); số vụ vi phạm giảm 115 vụ (giảm 57,2%); khối lượng vi phạm giảm 11,291 m3 gỗ (giảm 2,6%); Diện tích thiệt hại giảm 41,983 ha (giảm 56,7%). Trong năm, không xảy ra cháy rừng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. Đến ngày 15/12, toàn tỉnh đã có 36 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 07 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 19 thôn tại các huyện biên giới đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Kết quả rà soát theo Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Toàn tỉnh có 41 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, 12 xã cơ bản đạt chuẩn từ 15 đến 18 tiêu chí, 28 xã đạt chuẩn từ 10 đến 14 tiêu chí và 04 xã đạt chuẩn từ 7-9 tiêu chí, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã là 16,51 tiêu chí, giảm 0,64 tiêu chí/xã so với cuối năm 2021.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được duy trì thực hiện; trong năm đã tổ chức 01 đợt đánh giá công nhận sản phẩm và đã công nhận thêm 09 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh đựợc công nhận từ 3 sao trở lên là 157 sản phẩm.
Triển khai hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023
Năm 2023, để phát huy những ưu điểm và khắc phục các hạn chế cong tồn tại, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cùng các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao cần tập trung tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, cụ thể:
Xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp triển khai thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế xã hội năm 2023, nhất là các chỉ tiêu cāa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với phương châm "Kế hoạch một, giải pháp mười, quyết tâm chính trị hai mươi" đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Hướng dẫn các địa phương sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 và vụ mùa năm 2023; thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thực hiện việc chuyển đổi đất lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng có thị trường tiêu thụ và hiệu quả cao hơn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng các loại giống cây trồng, xác định nhu cầu của từng loại giống để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho phù hợp với từng địa phương trong tỉnh.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thực hiện việc chuyển đổi đất lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng có thị trường tiêu thÿ và hiệu quả cao hơn; xây dựng một số mô hình khuyến nông, khuyến lâm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, tạo sự đột phá, điển hình trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường.
Triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả, bền vững; phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp nhằm kịp thời khống chế, dập tắt và ngăn ngừa các dịch dịch bệnh nguy hiểm phát sinh trên đàn vật nuôi; triển khai các chính sách, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ, chế biến sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, phối hợp Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô, UBND các huyện: Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai quản lý chất lượng giống Sâm Ngọc Linh và thực hiện dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu quý.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Triển khai hiệu quả công tác phối hợp với các địa phương, các lực lượng chức năng trong việc tuần tra, truy quét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
Xây dựng kế hoạch ra quân phát động phong trào xây dựng nông thôn mới năm 2023; tổ chức thẩm định và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phùng SơnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.