Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội: Dấu ấn Thủ đô
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội)là một trong những khu chợ nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. Nhưng Đồng Xuân không đơn thuần chỉ là một ngôi chợ mà còn là biểu tượng và địa điểm du lịch văn hóa thú vị của Thủ đô mà ai cũng muốn ghé thăm.
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội)là một trong những khu chợ nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. Nhưng Đồng Xuân không đơn thuần chỉ là một ngôi chợ mà còn là biểu tượng và địa điểm du lịch văn hóa thú vị của Thủ đô mà ai cũng muốn ghé thăm. Khu chợ nổi tiếng nằm ngay trong phố cổ Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm. Phía Đông của chợ là ngõ chợ Đồng Xuân, phía Tây là phố Đồng Xuân, phía Nam là phố Cầu Đông còn phía Bắc là phố Hàng Khoai. Đây là một địa chỉ mua bán sầm uất nhất cũng là điểm tham quan hấp dẫn của Thủ đô. Thực chất chợ Đồng Xuân Hà Nội là "hậu thân" của hai ngôi chợ cổ của Kinh thành Thăng Long xưa là chợ Bạch Mã gần đền Bạch Mã (nay là số 76 Hàng Buồm) và chợ Cầu Đông gần chùa Cầu Đông (nay là số 38B phố Hàng Buồm). Xưa kia đây chỉ là khu chợ nhỏ trên bãi bồi của sông Tô Lịch và sông Hồng khi chưa bị lấp hết.
Đến năm 1890, các địa điểm họp chợ nhỏ lẻ bị chính quyền Pháp dẹp bỏ hết, gom lại thành khu đất trống ở phường Đồng Xuân và lập nên khu chợ có cùng tên. Do địa thế nằm gần sông, tàu bè qua lại tấp nập, nơi này nhanh chóng trở thành điểm thông thương lớn nhất Hà Thành. Ngày 14/2/1947, chợ Đồng Xuân là nơi hứng chịu tác động của trận chiến ác liệt và lớn nhất của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến. Đến năm 1997, chợ lại một lần nữa bị hỏa hoạn, gây thiệt hại nặng nề. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chợ đã có 3 lần xây dựng và tu sửa lại. Hiện nay, chợ vẫn mang kiểu thiết kế cũ nhưng có trang bị thêm cửa thoát nạn và thiết bị cứu hỏa. Đây cũng được đánh giá là chợ có thiết kế đẹp nhất, rộng nhất của Hà Nội. Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn. Tuy nhiên dạo quanh trong chợ, người mua vẫn tìm được cho mình những quầy hàng bán lẻ.
Bên trong, chợ được chia làm 3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Tầng trệt: Ngay từ cửa vào là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp sạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio... nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa... Tầng 3: Chủ yếu bán đồ dành cho trẻ sơ sinh... Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Hàng thực phẩm và ăn uống chủ yếu bán ở chợ Bắc Qua. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.
Chính quyền thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là "Nhà máy xe điện" (tên Pháp là Usine de la Société des tramways électriques de L' Indochine). Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là "Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê".
Ngày 13 tháng 9 năm 1900 chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê.
Tới năm 1929, từ ga Trung tâm Bờ Hồ (Ga Tàu điện Bờ Hồ nay là ngôi nhà "Hàm cá mập") toả ra 6 ngã: Lên Yên Phụ, lên chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành. Tiếng chuông leng keng của tàu điện tạo nên một nét riêng biệt của thành phố, đi vào tâm thức nhiều người dân Hà Nội.
Vào những năm thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, tàu điện đạt mức hơn 20 triệu lượt hành khách mỗi năm. Tàu điện Hà Nội tồn tại hơn 90 năm, đến năm 1991 tàu điện chính thức bị chấm dứt hoạt động, đường ray bóc đi, đầu máy, toa xe ngừng sử dụng. Thay vào đó là UBND thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư 20 xe điện chạy bằng pin năng lượng mặt trời, phục vụ cho việc mở thêm hai tuyến xe điện phục vụ khách du lịch tham quan trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Sau khi xem xét đề nghị của quận Hoàn Kiếm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi đã chấp thuận thí điểm đầu tư thêm 20 xe ô tô điện ứng dụng công nghệ pin năng lượng mặt trời và mở rộng thêm hai tuyến hoạt động phục vụ khách du lịch tham quan trên địa bàn quận này.
Ông Khôi giao UBND quận Hoàn Kiếm, Công ty cổ phần Đồng Xuân có trách nhiệm đầu tư thêm phương tiện và mở rộng phạm vi hoạt động của dự án theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và thực hiện các nội dung hướng dẫn của Công an thành phố, Sở GTVT Hà Nội để đảm bảo an toàn, trật tự giao thông.
Trước đó, Công ty cổ phần Đồng Xuân đưa ra lịch trình cụ thể cho hai tuyến xe điện trên chạy qua các tuyến phố: Bờ Hồ - Hàng Bông - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng - Nhà Hát Lớn - Bờ Hồ và Bờ Hồ - Nguyễn Du - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng - Nhà Hát Lớn - Bờ Hồ. Tuyến số 2 đi qua: Mã Mây, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Hòm, Hàng Trống...
Tháng 7/2010, 20 chiếc xe ô tô điện của Công ty Cổ phần Đồng Xuân đã chính thức được đưa vào hoạt động. Lộ trình hoạt động của ô tô điện dài khoảng 6,5km, ô tô điện du lịch sẽ đi qua 28 tuyến phố thương mại, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, thắng cảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Khu vực cổng chợ Đồng Xuân và đường đôi Đinh Tiên Hoàng được chọn làm ga đầu và ga cuối trong lộ trình tham quan. Thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm quan Hà Nội.
Hà LoanCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.