Kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào
Trong không khí hân hoan chào mừng "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2022", Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, sáng 24/8, tại TX Cửa Lò (Nghệ An), Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào.
- Nghệ An: Đoàn đại biểu Việt Nam - Lào dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nghệ An: Tình hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với nước bạn Lào
- Nghệ An: Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng ngày truyền thống ngành Tuyên giáo
- Nghệ An: Thủ tướng Chính phủ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào
- Quan hệ hợp tác Nghệ An - CHDCND Lào: Vun đắp tình hữu nghị anh em Việt - Lào
Tham dự Lễ kỷ niệm, về phía nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có các đồng chí: Phây-vi Xi-bua Li-pha - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Văn-nà-xay Thếp-thị-lạt - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Về phía nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có các đồng chí: Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Thị Hoàng Vân - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành.
Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn, sông liền sông, cùng uống chung dòng nước sông Mekong, gắn bó lâu đời suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ keo sơn đó đã phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới.
Cách đây 60 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Việt Nam và Lào vô cùng ác liệt, nhất là sau khi Hiệp định Genèva về Lào năm 1962 được ký kết, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962.
Trong dòng chảy chung đó, quan hệ hợp tác giữa Bộ, Ngành Tư pháp hai nước Việt Nam - Lào được thiết lập vào năm 1982. Đây là văn kiện quan trọng, là nền tảng, cơ sở chính trị - pháp lý để Bộ, Ngành Tư pháp hai nước cùng nhau thực hiện các hoạt động hợp tác về pháp luật và tư pháp. Với ý thức và tình cảm trân trọng đặc biệt mối quan hệ này, trong các giai đoạn tiếp theo, quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo, cán bộ của Bộ, Ngành Tư pháp hai nước nuôi dưỡng, vun đắp, phát triển và được các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam - Lào ủng hộ, khích lệ để đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp chung vào phát triển mối quan hệ Đoàn kết Hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào.
Kể từ năm 1982 đến nay, Bộ Tư pháp hai nước thường xuyên ký kết các Bản ghi nhớ hợp tác theo từng giai đoạn; Chương trình hợp tác theo hàng năm; Hiệp định Tương trợ Tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1998.
Thông qua đó, hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai Bộ Tư pháp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hai Bộ đã trao đổi hơn 30 đoàn cấp lãnh đạo Bộ; hơn 80 đoàn cấp vụ và chuyên viên để tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau phục vụ công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở cả hai nước. Bộ Tư pháp Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào nghiên cứu và trình thông qua một số văn bản pháp luật quan trọng.
Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Lào phục vụ chính yêu cầu nội tại của nước bạn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phía Việt Nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Lào để phục vụ công tác pháp luật và tư pháp...
Thông qua cơ chế hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới được tổ chức từ năm 2011, hai Bộ đã phối hợp xử lý được nhiều công việc cụ thể như phía Việt Nam đã giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với số người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú là 1.516/1.836 trường hợp (82,6%); phía Lào giải quyết nhập quốc tịch Lào đối với số người Việt Nam di cư tự do và kết hôn không giá thú đạt 2.726/6.571 trường hợp (41,5%); tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân hai nước ở vùng biên giới, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, ổn định.
Bộ Tư pháp Việt Nam luôn phát huy tinh thần “Bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi”, sẵn sàng chia sẻ với Bộ Tư pháp Lào anh em những kinh nghiệm tích lũy được trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mối quan hệ gắn bó keo sơn này luôn được các thế hệ Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, Ngành Tư pháp hai nước vun đắp, ngày càng trở nên hiệu quả, có chiều sâu thiết thực.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa 2 Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước nói chung, giữa Bộ, Ngành Tư pháp hai nước nói riêng vẫn mãi mãi vững bền; tiếp tục thực hiện chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước về hợp tác toàn diện.
Dịp này, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào đã tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ngành Tư pháp Việt Nam và Lào.
Thái QuảngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.