Kỳ vọng bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ "sáng" hơn từ quý 2/2023

Xuất nhập khẩu
12:23 PM 03/02/2023

Những con số giảm sâu của xuất khẩu tôm và cá tra khiến cho “bức tranh” xuất khẩu thủy sản chìm vào tông màu xám trong những tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng vẫn có những tín hiệu lạc quan trong thời gian tới và kỳ vọng xuất khẩu sẽ từng bước phục hồi đà tăng trưởng từ quý 2/2023.

"Bức tranh xám" của ngành thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết thúc tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản chỉ đem về 600 triệu USD, giảm tới 31% so với tháng 1/2022. Trong đó: xuất khẩu tôm các loại được hơn 169 triệu USD (giảm 46% so với cùng kỳ năm trước); xuất khẩu cá tra cá tra được 107 triệu USD (giảm 50%); xuất khẩu cá ngừ được gần 60 triệu USD (giảm 32%). Một số loại thủy sản chủ lực khác vẫn tăng về giá trị xuất khẩu, đó là: kim ngạch các loại cá khác đạt 169 triệu USD (tăng 6%); xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt gần 66 triệu USD (tăng 4%)…

Kỳ vọng bức tranh "xám" của xuất khẩu thủy sản sẽ "sáng" hơn từ quý 2/2023 - Ảnh 1.

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong tháng đầu năm 2023. Ảnh: Vneconomy

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 1/2023 đều giảm mạnh, trong đó thị trường Hoa Kỳ giảm 56%; Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 55%; thị trường EU giảm 35%...

Tình trạng này được lý giải do biến động về tỷ giá, lạm phát khiến nguồn chi của người tiêu dùng bị thắt chặt. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước gặp khó vì thiếu vốn, lại thêm khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đặc biệt, cơ cấu vốn nguyên liệu của những công ty thủy sản nhỏ và vừa chiếm tới 80%. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn để mua nguyên liệu dẫn đến doanh nghiệp chậm trễ đơn hàng cho khách hàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023 vẫn còn nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ leo thang chiến tranh ở Ukraine và sự xuất hiện của một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản ở các thị trường lớn. Bối cảnh đó cũng có thể coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng cung cấp sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU…

Do đó, VASEP dự báo, bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ không thể bừng sáng trở lại ngay trong những tháng đầu năm khi mà nền kinh tế thế giới được dự báo có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

Các doanh nghiệp linh hoạt tìm “cơ trong nguy”

Trong tháng 1/2022 kim ngạch XK tôm sụt giảm đến 46%, đòi hỏi các DN ngành tôm phải linh hoạt trong sách lược thị trường. Ảnh: VnBusiness

Trong tháng 1/2022 kim ngạch XK tôm sụt giảm đến 46%, đòi hỏi các DN ngành tôm phải linh hoạt trong sách lược thị trường. Ảnh: VnBusiness

Tuy nhiên, thủy sản vẫn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhu cầu sẽ không thể sụt giảm quá mạnh. Trong thời gian tới sẽ có điều chỉnh về nhu cầu theo phân khúc sản phẩm. Theo các chuyên gia, xu thế tiêu dùng sẽ nghiên về những ngành hàng có giá vừa phải do phù hợp với tầng lớp người tiêu dùng thu nhập thấp hoặc trung bình, phân khúc vốn bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát.

Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng lớn về sự hồi phục nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà cả các thị trường khác trên thế giới, khi mà du lịch và giao thương được thông suốt. Các doanh nghiệp trong nước đều đang kỳ vọng nhu cầu thị trường sẽ được cải thiện và xuất khẩu thủy sản quay lại đà tăng trưởng từ quý 2/2023. Theo kịch bản khả quan đó, xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể mang về 10 tỷ USD.

Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trên Thời báo Tài chính Việt Nam, để đạt được mục tiêu đề ra, quan trọng là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của từng ngành hàng về nguồn cung và yếu tố thị trường tiêu thụ thông qua việc nắm bắt thông tin thị trường và dự báo.

Các doanh nghiệp cũng phải linh hoạt chuyển đổi quy trình và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm kịp thời với xu hướng tiêu dùng mới, đáp ứng được nhu cầu thị trường và gia tăng xuất khẩu.

Song song đó, doanh nghiệp cần chuyển dịch chiến lược phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cho sản xuất xanh nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi từ quy định, luật lệ, tiêu chuẩn... về môi trường cũng như trách nhiệm xã hội, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong vấn đề tiêu dùng và nhập khẩu của các quốc gia phát triển. Việc theo đuổi chiến lược này tạo hiệu ứng tích cực về lợi thế cạnh tranh lâu dài hơn cho các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam.

Kỳ vọng các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục linh hoạt tìm được “cơ trong nguy”, nắm bắt cơ hội và lợi thế thị trường để thoát khỏi “bức tranh xám” trong những tháng đầu của năm 2023 nhằm giữ tăng trưởng xuất khẩu cho cả năm nay.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.