Kỳ vọng “thực sao thì số vậy” từ Luật Giao dịch điện tử
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành, qua đó phát triển giao dịch điện tử, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Dù vậy, cũng còn rất nhiều vấn đề băn khoăn và chưa thống nhất trong các quy định của dự thảo luật so với các luật hiện hành.
Kỳ vọng "thực sao thì số vậy"
Những lỗ hổng của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 bắt nguồn từ việc luật được xây dựng vào thời điểm ngành công nghệ thông tin của Việt Nam cũng như lĩnh vực giao dịch điện tử, chính phủ điện tử và thương mại điện tử chưa phát triển. Sau 18 năm, "cuộc sống số" ở Việt Nam đang đặt ra những vấn đề mới mà Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chưa tính đến.
Giờ đây, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn bằng sự tham gia các hiệp định thương mại tự do, nổi bật như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA)... Trong giai đoạn mới, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số đặt ra nhiều thách thức về chính sách và mô hình quản lý giao dịch điện tử.
Đến nay, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải được sửa đổi. Sự phát triển của đất nước trong tình hình mới cũng đòi hỏi luật phải được bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005 nhằm xây dựng luật trở thành nền tảng pháp lý điều chỉnh các vấn đề chung phát sinh trong giao dịch trên môi trường điện tử theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, tạo hành lang pháp lý ghi nhận và bảo vệ quyền của tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tập trung vào nhiều mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật để giải quyết những vướng mắc, bất cập của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp thực tiễn phát triển, nhu cầu về giao dịch điện tử tin cậy, an toàn và áp dụng được các công nghệ, kỹ thuật đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ; đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, luật sửa đổi cũng đồng bộ các quy định trong Luật Giao dịch điện tử với các văn bản pháp luật được Quốc hội, Chính phủ ban hành từ năm 2005 đến nay như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng…
Cuối năm ngoái, trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông từng nhấn mạnh, Luật Giao dịch điện tử được sửa đổi theo nguyên tắc "thực sao thì số vậy" và "số phải phong phú hơn thực". Trong đời thực có những loại giao dịch gì về độ tin cậy khác nhau, chi phí khác nhau, độ phức tạp khác nhau đã được luật pháp quy định thì cũng sẽ được ánh xạ vào môi trường số. Tuy vậy, vẫn có nhiều đánh giá cho rằng một số quy định chưa hoàn toàn bám sát các yêu cầu của cam kết hoặc còn thiếu các quy định so với yêu cầu của cam kết.
Doanh nghiệp lo phát sinh thêm thủ tục
Một trong những quy định gây nhiều băn khoăn nhất là khoản c, Điều 48 về "Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin". Cụ thể, điều khoản này quy định các doanh nghiệp phải "Bảo đảm sẵn sàng thực hiện kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu hoạt động với hệ thống giám sát của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật này và pháp luật liên quan". Như vậy, các doanh nghiệp có nền tảng số phải kết nối, chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Bàn về quy định này, đại diện Shopee Việt Nam cho rằng quy định yêu cầu bảo đảm sẵn sàng thực hiện kết nối kỹ thuật, nhưng không quy định bảo đảm như thế nào và xác định tiêu chí thế nào là bảo đảm. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hiểu quy định này theo hướng doanh nghiệp phải có hệ thống hạ tầng cung cấp thông tin riêng chạy song song với hệ thống hiện hành, và khi được yêu cầu kết nối thì tiến hành kết nối. Còn khi cơ quan quản lý không yêu cầu kết nối thì vẫn phải chạy hệ thống chờ sẵn ở đó.
Ngoài ra, quy định này cũng không làm rõ được nội dung là phạm vi cung cấp thông tin như thế nào và cơ quan giám sát, tổ chức kết nối là cơ quan nhà nước nào. Các chủ thể là các sàn thương mại điện tử như Shopee bày tỏ lo ngại bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng sẽ bị lộ nếu buộc phải chia sẻ dữ liệu.
Chung quan điểm với Shopee, đại diện Grab Việt Nam cũng lo ngại rằng quy định này sẽ tăng thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tạo thêm gánh nặng chi phí vận hành, chi phí tài chính; trong khi chưa rõ về tính khả thi và hiệu quả trong thực thi. Bên cạnh đó, thực tế là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xuyên biên giới không có hiện diện thương mại tại Việt Nam, không chịu ràng buộc bởi quy định này. Như vậy sẽ tạo ra sự bất bình đẳng về chi phí vận hành hoạt động. Kéo theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không vào Việt Nam mà chọn phương án cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) thì bày tỏ sự băn khoăn về quy định công nhận chữ ký điện tử (Điều 28 dự thảo luật). Trên thực tế, doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, dịch vụ… đã triển khai sử dụng chữ ký điện tử quốc tế trên các nền tảng được chấp nhận bởi châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên với quy định của Điều 28, doanh nghiệp hiểu rằng kể cả trường hợp sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trên các nền tảng đã được nước ngoài công nhận, thì khi áp dụng ở Việt Nam vẫn cần qua một bước công nhận của tổ chức tại Việt Nam.
Quay trở lại với TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 8/6, VN-Index giảm 8,22 điểm xuống 1101,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt tới hơn 1,32 tỷ cổ phiếu, tương ứng hơn 23,689 tỷ đồng. Toàn sàn có hơn 139 mã tăng giá, 269 mã giảm giá và 38 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 3,55 điểm xuống 226,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 155 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 2,650 tỷ đồng. Toàn sàn có 87 mã tăng giá, 116 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,54 điểm xuống 84,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 85,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 974 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 151 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Bên cạnh đó, một ví dụ cụ thể, 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến .
PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 8/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục lan rộng trong tháng 11 khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh, áp dụng mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, đặc biệt dành cho các khoản tiền gửi dài hạn.