Lạc quan với thu hút đầu tư và M&A sau mở cửa ngày 15/3
Từ ngày 15/3, bên cạnh việc mở cửa du lịch, Việt Nam miễn thị thực trong 15 ngày kể từ khi nhập cảnh cho công dân của 13 quốc gia, được dự báo sẽ mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho việc thu hút đầu tư (đặc biệt với các khu công nghiệp) và hoạt động M&A tại Việt Nam.
2 tháng đầu năm đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 1,7 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 59,3% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 1,4 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư, giảm 12% so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 538 triệu USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư, giảm 29,3% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan…
Theo Tổng cục thống kê vừa công bố: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 734 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,63 tỷ USD, tăng 102,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 341 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 819,7 triệu USD và 393 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 811,4 triệu USD.
Đây là một tín hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế mà Khu công nghiệp Việt Nam nhận được.
Sự linh hoạt và quyết liệt trong việc mở lại các chuyến bay thương mại thực sự là một dấu hiệu tích cực, một cột mốc quan trọng cho nền kinh tế. Hướng dẫn cụ thể cũng như sự phối hợp giữa các công ty hàng không và cục xuất nhập cảnh để việc đi lại của các nhà đầu tư được dễ dàng và linh động, giúp thúc đẩy việc ra quyết định đầu tư và cuối cùng là thúc đẩy nền kinh tế.
Việc mở lại đường bay quốc tế đã mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội trong việc nâng cao năng suất sản xuất hàng hóa, đơn hàng được thông thương nhiều hơn và các nhân sự cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia có thể di chuyển công tác tới Việt Nam dễ dàng hơn.
Nhiều tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điển hình nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm cách mở rộng quy mô, đặt thêm nhiều chi nhánh trong các khu công nghiệp khác nhau. Kết quả chỉ riêng tháng 1/2022, Việt Nam thu hút 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 1, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Bước sang năm 2022, lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp được dự báo sẽ hưởng lợi lớn. Do tình hình dịch bệnh được kiểm soát trên cả nước nhờ chiến dịch tiêm vaccine, các chuyến bay thương mại quốc tế được nối lại từ tháng 3/2022, các nhà đầu tư và chuyên gia quay lại Việt Nam và thực hiện chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2023 như giảm thuế VAT 8%, đầu tư công 1,6% GDP.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I năm 2022 theo giá hiện hành tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Nhờ những điều kiện thuận lợi trên, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào các khu công nghiệp có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới với chủ đạo là các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và EU.
Việc mở lại các đường bay quốc tế, đơn giản hóa các thủ tục visa và cách ly có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các giao dịch M&A (mua bán, sáp nhập xuyên biên giới).
Trong năm 2021, PGT Holdings (HNX: PGT) đã tư vấn thành công nhiều giao dịch M&A, trong đó nổi bật với thông tin công ty con Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp.
Bên cạnh đó đầu năm 2022, PGT cũng ghi nhận sự góp mặt quan trọng của một cổ động người Nhật Bản. Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC.
Vì vậy, việc mở cửa hoàn toàn từ ngày 15/3 tới, là cú hích vô cùng quan trọng với các hoạt động M&A nói riêng và cho cả các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam.
Năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm bùng nổ với các hoạt động M&A, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như: Chính sách kiên định của Chính phủ trong việc chuyển đổi trạng thái; Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ sự ổn định chính trị; Dòng vốn dồi dào; Các doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ.
Quay trở lại với PGT Holdings, cuối tháng 2/2022, Ban lãnh đạo cao cấp của PGT ông Kakazu Shogo đã có buổi gặp mặt trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022.
Đặc biệt trong buổi gặp mặt phía doanh nghiệp PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng được nhấn mạnh và lĩnh vực hàng đầu mà trong năm trước PGT đã hỗ trợ thành công với tình Đồng Tháp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng dựa trên những "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phát triển vượt kỳ vọng trong năm 2022 khi nhu cầu trong nước phục hồi cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vẫn duy trì ổn định.
Việc mở cửa trở lại là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn một năm 2022 phát triển thành công của lĩnh vực công nghiệp. Thực tế cho thấy ngay trong quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán ngày 31/3, đóng cửa, VN-Index tăng 1,64 điểm (0,11%) lên 1.492,15 điểm, HNX-Index giảm 1,57 điểm (0,35%) còn 449,62 điểm, UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,14%) lên 117,04 điểm.
Cổ phiếu nổi bật hôm nay làVinamilk (VNM) cũng dẫn đầu Top mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài với hơn 218 tỷ đồng.
Cổ phiếu PGT ngày 31/3 ghi nhận một phiên giảm điểm khi mức giá khiêm tốn 10,200 VNĐ và khớp lệnh thành công 44,900 cổ phiếu. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư cho rằng với mức giá như hiện tại cùng những tác động đang điều chỉnh mạnh từ nhóm "cổ phiếu FLC" mức giá của PGT đang nằm trong khoảng giá mua vào tích lũy. Do đó việc giảm giá đôi khi có thể là kịch bản lợi thế mà các nhà đầu tư nên nắm bắt.
Thông tin doanh nghiệp
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021.Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.