Lãi dự thu loạt ngân hàng cao gấp đôi lợi nhuận sau thuế: Ngân hàng nên mừng hay lo?
Lãi dự thu, một trong những nguồn "lãi ảo" của các ngân hàng đang tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm.
Lãi dự thu là khoản lãi dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lãi (bao gồm cho vay khách hàng). Khi khách hàng ký hợp đồng tín dụng, kể từ thời điểm giải ngân, ngân hàng bắt đầu tính lãi; theo thỏa thuận trên hợp đồng thì định kỳ ngân hàng đều hạch toán khoản lãi "dự thu" và sẽ thu được khi khách hàng "thực trả".
Nói dễ hiểu hơn, khi ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này, tuy nhiên, khoản này vẫn được ghi nhận vào báo cáo thu nhập của ngân hàng và từ đó tạo ra lợi nhuận. Với con số lãi dự thu càng lớn, khả năng tác động đến lợi nhuận của các nhà băng lại càng cao, chỉ cần một điều chỉnh nhỏ cũng có thể khiến lợi nhuận tăng vọt.
Kết thúc 3 tháng đầu năm 2021, ngành ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Một số ngân hàng thậm chí ghi nhận lợi nhuận tăng bằng lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khoản lãi, phí phải thu (lãi dự thu) của nhiều ngân hàng bắt đầu có xu hướng tăng mạnh trong quý đầu năm nay.
Xét về con số tuyệt đối, SCB vẫn là ngân hàng có lãi dự thu cao nhất hệ thống với hơn 73.501 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản
Trong quý 1/2021, lợi nhuận trước và sau thuế tại SCB đạt gần 320 tỷ đồng và gần 309 tỷ đồng, gấp lần lượt 8,2 lần và 8,6 lần so với cùng kỳ. Như vậy, tính đến 31/3/2021, tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế tại SCB gấp gần 238 lần.
Tại VPBank, kết thúc quý 1/2021, ngân hàng báo lợi nhuận trước và sau thuế tăng 38%, đạt hơn 4.006 tỷ đồng và gần 3.202 tỷ đồng. Đồng thời, tính đến 31/3/2021, lãi dự thu tại VPBank ở mức gần 5.070 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế gấp 1,6 lần.
Tương tự tại Sacombank, lãi dự thu tại nhà băng này chỉ đứng sau SCB với 16.182 tỷ đồng, tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế gấp 20,2 lần.
Đáng chú ý, tại Nam A Bank kết thúc quý 1/2021, ngân hàng báo lãi trước và sau thuế quý 1/2021 gấp 3,2 lần so với cùng kỳ, lần lượt đạt gần 461 tỷ đồng và gần 368 tỷ đồng. Khoản lãi dự thu của Nam A Bank cũng tăng 25%, lên 3.284 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản tăng từ 2% lên 2,4%; tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế gấp 8,9 lần.
Trong quý 1/2021, ABBank trích hơn 121 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 30% so cùng kỳ. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 26%, đạt gần 478 tỷ đồng và hơn 475 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu tính đến 31/3/2021 tại ABBank cũng tăng 17% so với đầu năm, lên mức gần 911 tỷ đồng. Kéo theo, tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế gấp gần 2 lần.
Seabank cũng ghi nhận lãi dự thu tăng đột biến. Trong quý đầu tiên của năm 2021, lợi nhuận sau thuế tăng 80% lên mức gần 555 tỷ đồng. Khoản lãi dự thu tại Seabank cũng tăng 26% so với đầu năm, lên mức 3.285 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ lãi dự thu trên lợi nhuận sau thuế gấp gần 6 lần.
Lãi dự thu là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều ngân hàng hiện nay khi số dư khoản mục này ngày càng tăng cao theo thời gian. Có thể thấy, lãi dự thu cũng là một "khối u" nhức nhối không kém gì nợ xấu. Với khoản lãi dự thu lớn cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng đang kém dần ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp hạng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
Lê Tuấn“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.