Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh
Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh gấp 2,3 lần so với cách đây 2 tháng, làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu của Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán SSI, từ đầu tháng 5, lãi suất trên liên ngân hàng đã tăng 30-45 điểm cơ bản. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn ổn định.
Sau một thời gian khá dài duy trì ở mức thấp, từ giữa tháng 4 vừa qua, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh.
Cụ thể, tại thời điểm hiện nay, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng qua đêm đã tăng lên mức 1,21%/năm, và 1 tháng ở mức 1,53%/năm. Như vậy, đến nay, lãi suất liên ngân hàng đã tăng gấp 2-3 lần so với cách đây gần 2 tháng.
Trước đó, đầu tháng 4, lãi suất bình quân tiền đồng giao dịch giữa các ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng chỉ ở mức từ 0,25-1,27%/năm. Đến ngày 28/4, lãi suất liên ngân hàng ở kỳ hạn qua đêm tăng lên 1,2%/năm, 1 tuần tăng 1,46%/năm, 2 tuần tăng lên 1,33%/năm, 1 tháng tăng tới 1,5%/năm.
Nhận định về nguyên nhân khiến lãi suất liên ngân hàng tăng cao, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh là do nhu cầu nhận nguồn tăng ở một số ngân hàng thương mại lớn.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì cho rằng, nguyên nhân khiến lãi suất liên ngân hàng tăng cao là do cầu tín dụng tăng mạnh, trong khi mức tăng cung vốn lại thấp hơn, không đáp ứng nhu cầu.
Một lý do nữa là nếu trước đây các ngân hàng có hai kênh hỗ trợ thanh khoản từ cơ quan quản lý Nhà nước là kênh thị trường mở OMO và việc mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì hiện nay NHNN đã chuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn, khiến việc bơm tiền đồng để hỗ trợ thanh khoán thông qua động thái mua vào ngoại tệ bị hạn chế khá nhiều.
Cùng với diễn biến của lãi suất, quy mô giao dịch vay mượn vốn giữa các ngân hàng cũng tăng mạnh. Vào tuần đầu tháng 5, trung bình mỗi ngày các tổ chức tín dụng vay mượn nhau tới hơn 147.000 tỷ đồng, tăng 14% so với tuần liền trước. Việc gia tăng quy mô vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng phản ánh lượng cầu lớn. Đây là một trong những yếu tố làm lãi suất liên ngân hàng tăng nhanh.
Còn theo heo SSI, tín dụng tăng trưởng mạnh giai đoạn vừa qua đã khiến thanh khoản các ngân hàng thương mại bớt dư thừa. SSI cho rằng nguồn cung VND trên liên ngân hàng dù có tăng đột biến vừa qua nhưng vẫn rất ổn định, đặc biệt sẽ có một lượng tiền đồng lớn bơm ra từ các giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ được thực hiện trong tháng 7-8 tới.
Vì thế, theo SSI, chưa thấy áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo lãi suất có thể nhích tăng từ đầu quý 3/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc.
Về việc lãi suất liên ngân hàng lập đỉnh làm dấy lên lo ngại lãi suất cho vay có thể sẽ đi lên, theo Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và NHNN sẽ kiên định mục tiêu giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, mặt bằng lãi suất cho vay có thể sẽ vẫn được giữ ổn định ở mức thấp trong quý II/2021.
Về xu hướng thời gian tới, chia sẻ với báo chí, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, yếu tố có thể làm lãi suất tăng trong thời gian sắp tới là nếu tình hình kinh tế vẫn hồi phục tích cực, dịch bệnh được kiểm soát tốt và tất cả các thị trường bất động sản, thị trường vàng, chứng khoán đều phục hồi tốt thì nhu cầu vay vốn từ ngân hàng sẽ tăng cao, từ đó đẩy lãi suất huy động tăng. Ngoài ra, lạm phát tại thời điểm này có dấu hiệu tăng nên nếu kiểm soát lạm phát mức dưới 4%, lãi suất cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp, tức là có thể giữ được lãi suất thấp, nhưng nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì dự báo quý III, IV/2021 lãi suất sẽ tăng.
An MaiTối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.