Lâm Bình – Tuyên Quang: Vươn lên làm giàu từ sản phẩm OCOP

Địa phương
10:40 AM 09/12/2024

Sau hơn 10 năm thành lập với tinh thần đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn, thực hiện nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình đã và đang phát huy các thế mạnh sẵn có, quyết tâm xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.

Đàn dê sinh sinh sản của ông Quang Minh Toàn xã Bình An, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Lâm Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: Nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này là phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hữu cơ là khâu đột phá, điểm nhấn là đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện trở thành kinh tế mũi nhọn, từng bước xoá đòi giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong những năm qua UBND huyện Lâm Bình đã tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. An ninh lương thực trên địa bàn huyện được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực hằng năm đều đạt trên 25 nghìn tấn, gấp 1,4 lần so với thời điểm đầu nhiệm kỳ, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, gắn với sản xuất theo hướng hàng hóa. Tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm, nuôi cá trên lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang .

UBND huyện Lâm Bình khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị sản phẩm. Mục tiêu của huyện Lâm Bình đến năm 2025 huyện sẽ có sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao, tiêu chuẩn hoá, nâng cấp 05 sản phẩm đã phân hạng năm 2020 từ hạng 3 sao lên hạng 4 sao.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Bình có 25 sản phẩm OCOP bao gồm các loại như rượu thóc, rượu men lá, chè Khau Mút, cá lăng, thịt dê...trong đó sản phẩm thịt dê đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế của huyện Lâm Bình. Do địa hình của huyện Lâm Bình đa phần là núi đá chính vì vậy là điều kiện lý tưởng, rất phù hợp cho việc chăn nuôi dê núi, thêm vào đó địa hình núi đá ở huyện Lâm Bình có thảm thực vật phong phú, có nhiều loại cây là thức ăn cho dê núi sinh trưởng khoẻ mạnh, thịt chắc, thơm, ngọt...Dê núi Lâm Bình đã trở thành thương hiệu được xuất bán đi nhiều tỉnh thành.

Lâm Bình – Tuyên Quang:
Vươn lên làm giàu từ sản phẩm OCOP- Ảnh 1.

Mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Bình An

Để phát triển đàn dê núi ở huyện Lâm Bình trở thành sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn năm 2022 UBND huyện đã phối hợp với các đơn vị khoa học chuyên ngành cải tạo đàn dê núi của địa phương để đàn dê sinh trưởng khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng cao. Thêm vào đó mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại huyện Lâm Bình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Ông Quang Minh Toàn thôn Chấu Quân, xã Bình An tham đã tham gia mô hình chăn nuôi dê sinh sản được hơn 2 năm, hiện tại gia đình ông nuôi trên 20 con dê các loại, dê tăng trưởng khoẻ mạnh, đàn dê của ông Toàn kết hợp chăn thả tự nhiên và nuôi nhốt tập chung, ông Toàn cho biết : "Do kết hợp chăn nuôi tự nhiên và nuôi nhốt tập chung nên tôi kiểm soát được đàn dê sinh trưởng, con nào có biểu hiện ốm bệnh thì kịp thời được tiêm thuốc, con nào tăng trưởng chậm được tách đàn để chăm sóc riêng... Nuôi dê cũng không vất vả mà lại cho hiệu quả kinh tế cao, hiện tại giá thịt dê dao động khoảng 150 ngàn đồng/1kg thì gia đình tôi thu nhập từ đàn dê khoảng 100 triệu/năm".

Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình – Lê Thế Đạt cho biết: Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị do đó chất lượng sản phẩm được nâng cao, được thị trường châp nhận, tạo thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện. Đối với sản phẩm thịt dê Lâm Bình tới đây chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nhân thêm đàn giống, chăm sóc, nuôi đàn dê theo đúng quy trình, đồng thời kết hợp với các nhà phân phối đưa sản phẩm thịt dê Lâm Bình trở thành thương hiệu của tỉnh Tuyên Quang.

                                                                                                                        

Quang Hưng
Ý kiến của bạn
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.