Lâm Đồng linh hoạt, quyết liệt trong phòng, chống dịch, sử dụng nguồn vắc xin hiệu quả.

Địa phương
10:02 AM 03/08/2021

UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở ban ngành cần quyết liệt, linh hoạt hơn nữa trong phòng, chống dịch, đồng thời chỉ đạo Sở Công thương tỉnh có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng là người lao động tại các cơ sở thuộc chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế và bảo vệ an sinh xã hội.

 Trước đó, Bộ Công thương đã đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số lao động của các địa phương đề xuất tiêm vắc xin là 154.956 người; trong đó, Lâm Đồng có 782 lao động của 4 doanh nghiệp, gồm: Tập đoàn Massan (bao gồm hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+): 294 người, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: 270 người, Công ty Dầu Việt Nam - CTCP: 35 người và Tập đoàn Central Retail VN (hệ thống siêu thị Big C, Go! và Top market): 183 người. 

Lâm Đồng linh hoạt, quyết liệt trong phòng, chống dịch, sử dụng nguồn vắc xin hiệu quả. - Ảnh 1.

Lâm Đồng tiêm vắc xin cho tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa.jpg

 Bộ Công thương chỉ đạo, Lâm Đồng tiếp nhận đăng ký tiêm phòng Covid-19 của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã… tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, trước mắt theo danh sách đề xuất tiêm vắc xin đã gởi Bộ Công thương. 

 Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và ở địa phương, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân, đặc biệt trong bối cảnh đáp ứng kịp thời những nhu yếu phẩm thiết yếu, cấp bách phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân trong vùng cách ly, vùng phong tỏa do dịch bệnh Covid-19. Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, hợp tác xã... trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chủ động vừa xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hóa, bảo đảm các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu khác phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng của người dân vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 như thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, thực hiện phun khử khuẩn, đeo khẩu trang, đeo mặt nạ, găng tay, màn chắn, đo thân nhiệt, người lao động cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone, kiểm soát tất cả nhân viên từ vùng dịch về phải khai báo, tuyên truyền trên loa cho khách hàng thực hiện 5K... nên công tác phòng, chống dịch Covid-19 đem lại hiệu quả. 

Lâm Đồng linh hoạt, quyết liệt trong phòng, chống dịch, sử dụng nguồn vắc xin hiệu quả. - Ảnh 2.

Lâm Đồng ưu tiên tiêm xắc xin cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cung ứng hàng hóa như siêu thị, đơn vị sản xuất, phân phối thực phẩm, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, dược phẩm... ở địa phương cho biết, hàng ngày phải tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng đến giao dịch, mua bán hàng hóa, nhu yếu phẩm nên việc ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lao động trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là rất cần thiết trong việc đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội và người dân. 

Linh hoạt thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

 Trước đó, ngày 23/7, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động, linh hoạt thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

 Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đối với các xe cá nhân (xe ô tô, xe gắn máy): Khuyến cáo người dân hạn chế đến mức thấp nhất việc đi ra khỏi nhà, không đi ra ngoài tỉnh trong thời gian này, trường hợp cần thiết mà phải đi ra ngoài tỉnh, khi về lại tỉnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

 Tại các siêu thị (kể cả siêu thị điện máy), chợ truyền thống, điểm buôn bán nhỏ, lẻ và các cơ sở kinh doanh khác phải thực hiện nghiêm 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Yêu cầu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người và người; trong cùng thời điểm chỉ phục vụ tối đa 30% khách so với ngày thường, khuyến khích người kinh doanh, buôn bán và người mua đeo "tấm kính chắn giọt bắn" khi tiếp xúc với khách hàng.

Lâm Đồng linh hoạt, quyết liệt trong phòng, chống dịch, sử dụng nguồn vắc xin hiệu quả. - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Lâm Đồng

 Đối với vận tải hàng hóa liên tỉnh, chỉ cho các xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh hoạt động nhưng phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Bắt buộc 100% lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hoá trước khi xuất bến phải báo cáo, đăng ký với chính quyền địa phương sở tại, Sở Giao thông Vận tải về lịch trình di chuyển (nhật ký hành trình), thông tin về hàng hoá chuyên chở trên xe để theo dõi, quản lý theo quy định. Khi trở về Lâm Đồng phải khai báo lịch trình di chuyển tại chốt kiểm soát và phải lưu trú, sinh hoạt tại địa điểm tập trung do UBND cấp huyện bố trí (hoặc địa điểm lưu trú riêng biệt do doanh nghiệp, đơn vị vận tải tự bố trí); chi phí do lái xe, phụ xe hoặc chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm chi trả; chỉ giao nhận hàng hoá tại các điểm đã được xác định, hạn chế tối đa di chuyển và tiếp xúc; tuyệt đối không trở về gia đình, khu dân cư nhằm hạn chế thấp nhấtnguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho người thân và cộng đồng dân cư. Khi đi qua các chốt kiểm soát, bắt buộc tất cả lái xe, phụ xe ô tô vận chuyển hàng hoá phải có giấy chứng nhận xét nghiệm SARSCoV- 2 âm tính còn hiệu lực theo quy định, giấy chứng nhận tiêm phòng vắc xin Covid-19 (nếu có) và khai báo y tế điện tử trước khi vào địa phận tỉnh Lâm Đồng (sử dụng app Tờ khai y tế/Vietnam Health Declaration). Trường hợp không chấp hành thì lực lượng chức năng dứt khoát không xem xét cho vào tỉnh.

Lâm Đồng linh hoạt, quyết liệt trong phòng, chống dịch, sử dụng nguồn vắc xin hiệu quả. - Ảnh 4.

Những nhân viên phục vụ tại siêu thị cũng là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin

 Các sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan kích hoạt phương pháp, cách thức phòng chống dịch bệnh Covid-19 lên mức cao nhất; tích cực đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch; tăng cường thực hiện thủ tục hành chính công mức độ 4; Duy trì chế độ làm việc tại nhà (trực tuyến), hạn chế tối đa làm việc tại cơ quan; các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương (trừ cơ quan công an, quân đội, ngành y tế và lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19); rà soát, phân công, bố trí tối đa 50% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình làm việc tại nhà nhưng vẫn đảm bảo giải quyết kịp thời theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và không ảnh hưởng đến mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị. Duy trì thực hiện nghiêm quy định không ra khỏi tỉnh trong thời gian này; không đi công tác cơ sở (trừ nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 hoặc các nhiệm vụ cấp bách); trường hợp cần thiết mà phải đi ra khỏi tỉnh, khi về lại tỉnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

Duy Dương
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.