Lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong những tháng cuối năm 2024
Thực tế, tiêu dùng nội địa vẫn còn ảm đạm, lạm phát trong những tháng cuối năm 2024 sẽ chịu rủi ro bởi nhiều yếu tố như giá dầu, sắt thép, tỷ giá ở mức cao, việc tăng lương từ ngày 01/07….
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7 tăng nhẹ 0,5% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ dưới tác động của mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới có hiệu lực vào đầu tháng và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới do căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trung bình 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lạm phát cơ bản tăng 2,73%. Mối lo ngại về lạm phát đang dần gia tăng kể từ đầu năm 2024 khi tỷ lệ tăng CPI liên tục leo thang qua các tháng, tiệm cận mục tiêu của Chính phủ là 4,5%.
Trong tháng 7, nhóm thực phẩm và dịch vụ ăn uống (tăng 4,3% so với cùng kỳ) đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của chỉ số CPI, chủ yếu do nhóm lương thực tăng mạnh với mức tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ 5,6%, do giá điện sinh hoạt tăng trong cao điểm mùa hè. Đặc biệt, nhóm giao thông tăng 4,4% khi giá xăng dầu trong nước tăng 5,9% so với cùng kỳ, theo đà tăng của giá dầu toàn cầu.
Thêm vào đó, việc tăng học phí ở một số địa phương đã đẩy chỉ số nhóm giáo dục tăng 8%. Cuối cùng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,13% do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, cũng góp phần vào đà tăng của CPI.
Giá xi măng và cát tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, chi phí thuê nhà tăng cao cùng với giá điện sinh hoạt tăng 8,6% so với cùng kỳ do EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân kể từ cuối năm ngoái, đã đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,5%. Thêm vào đó, chỉ số nhóm giáo dục tiếp tục tăng (tăng 8,5% so với cùng kỳ) do một số địa phương tăng học phí, cũng góp phần làm CPI bình quân chung tăng. Ngược lại, chỉ số giá của nhóm bưu chính và viễn thông giảm 1,36% do giá của các loại điện thoại thế hệ cũ giảm, là yếu tố hạn chế tốc độ tăng của CPI bình quân.
Mới đây, chứng khoán MBS đã bày tỏ lo ngại về lạm phát có thể tăng mạnh trong những tháng cuối năm. MSB dự kiến CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở động ở mức 4,1% - 4,3%, mức lạm phát vẫn duy trì nằm trong kế hoạch đề ra của chính phủ là 4%-4,5% do cầu trong nước vẫn còn thấp.
Tuy nhiên, lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ chịu rủi ro bởi các yếu tố sau đây: Thứ nhất, giá thép xây dựng nội địa sẽ phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (+8% svck) trong năm 2024 nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam.
Thứ hai, tỷ giá vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, việc tăng lương cơ bản có thể tác động đến lạm phát trong nước.
Ngoài ra, MBS duy trì dự báo giá dầu trong năm 2024 sẽ dao động với biên độ hẹp quanh mức 85 USD/thùng khi OPEC+ đã quyết định duy trì cắt giảm sản lượng đến hết Q3/2024 và kỳ vọng nhu cầu sử dụng dầu thô từ Mỹ và Trung Quốc tăng tốt hơn so với đầu năm. Mặc dù OPEC+ đã đưa ra một số tín hiệu có thể nới lỏng nguồn cung kể từ Q4/2024, vẫn chưa có thông báo rõ ràng từ tổ chức về việc này và nguồn cung vẫn chưa thể tăng mạnh đến hết năm nay, do đó chưa thể ảnh hưởng quá tiêu cực đến giá dầu.
Huyền My (t/h)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 8/9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ.