Làm sao để bảo mật thông tin cá nhân

Xã hội
11:45 AM 10/05/2021

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc giao dịch qua mạng internet cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần bảo mật thông tin cá nhân của mình, nhiều khách hàng để lộ thông tin cá nhân dẫn đến bị làm phiền bởi những lời chào quảng cáo, thậm chí còn bị lợi dụng xâm hại tài chính.

Thuận tiện kèm rủi ro

Đã mấy tuần gần đây, chị Đỗ Như Thúy (Hà Nội) liên tục bị các cuộc gọi từ số lạ giới thiệu sản phẩm, nhà đất, quảng cáo du lịch, mua sắm…khiến chị vô cùng mệt mỏi. Dù đã cài chặn vài cuộc gọi đến nhưng tần suất cũng không giảm nhiều.

"Tôi còn bị chứng rối loạn tiền đình, các cuộc gọi không cần thiết từ số lạ khiến tôi stress rất nhiều.Nhiều lúc có cuộc gọi từ số lạ nhưng của người quen mà không dám nghe, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống", chị Thúy cho hay.

Đối với trường hợp của anh Trương Văn Đạt (công nhân Công ty Yazaki, Thái Bình) còn bị các đối tượng đến tận nhà "siết nợ" vì cho rằng anh đã vay tiền của họ.

"Đám người họ bảo tôi dung chứng minh thư để đến vay số tiền 5 triệu, xem toàn bộ giấy tờ họ cầm làm chứng thì chứng minh thư đó giống hệt chứng minh thư của tôi chỉ khác ảnh. Tôi đã phải nhờ công an can thiệp việc này, vụ việc vẫn đang điều tra. Trước đây tôi có đăng ảnh chứng minh thư khoe với bạn bè, có lẽ đối tượng xấu đã lợi dụng điều này", anh Đạt cho hay.

Thực tế, trên các mạng hiện nay, chỉ cần gõ cụm từ "mua bán thông tin", chỉ vài giây đã có hàng triệu kết quả hiện ra. Điều đáng chú ý, những gói dữ liệu dánh sách khách hàng đã được chọn lọc theo từng ngành nghề, khu vực, độ tuổi khác nhau. Trong những danh sách ấy bao gồm đầy đủ cả số điện thoại, địa chỉ, email… thông tin chi tiết đến mức ngày cả đến chúng ta cũng phải ngỡ ngàng.

Làm sao để bảo mật thông tin khi giao dịch - Ảnh 1.

Khách hàng dễ bị đánh cắp thông tin khi giao dịch qua mạng. Ảnh minh họa

PV đã thử bốc điện thoại gọi theo số hotline của một trang tìm kiếm, với lời mời chào như mật ngọt, vị này cho biết anh ta đang nắm dữ liệu của nhiều khách hàng khác nhau theo ngành nghề. Các dữ liệu này sẽ bán theo gói, gói càng nhiều tiền thì càng nhiều dữ liệu, tính ra chi phí mua một thông tin khách hàng chỉ phải bỏ ra 1-2 nghìn đồng/người.

Cần xử lý nghiêm minh

Theo anh Nguyễn Minh Toàn (nhân viên IT của FPT) cho biết: Việc để lộ thông tin cá nhân có nhiều lý do khác nhau, không chỉ là qua các giao dịch truyền thống như trên mà phần lớn hiện nay do người dân sử dụng Internet, mua sắm online mà không để ý vấn đề bảo mật.

"Trong thời đại cái gì cũng trực tuyến thì việc chia sẻ cái gì, chia sẻ như thế nào, cái nào cần bảo mật khi truy cập vào kho dữ liệu công cộng cần được hiểu tháo đáo", anh Toàn nhấn mạnh.

Gần đây đã có nhiều vụ, trong lúc sơ suất chụp lại chứng minh thư nhân dân, sổ hồng nhà đất tung lên mạng khoe với bạn bè rồi vô tình tạo thời cơ cho kẻ xấu lợi dụng điều đó làm giả hồ sơ đi vay tiền bằng chính ID cá nhân và mật khẩu của người sở hữu.

Người dân cần tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đặc biệt khi sử dụng mạng xã hội. "nếu một ứng dụng hay nơi bán hàng trực tuyến yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì khách hàng nên cân nhắc kỹ. "Khi mua hàng trên các sàn giao dịch điện tử chỉ cần địa chỉ giao hàng và số điện thoại, nếu trả bằng thẻ tín dụng thì khai trên mạng.Nếu hệ thống thương mại điện tử đó bị kẻ xấu xâm hại hay chính sàn đem bán thì không có cách nào lấy lại được", anh Toàn khuyến cáo.

photo-1620619460910

Người dân cần tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình khi dùng mạng internet. Ảnh minh họa

Theo Luật sư Lê Văn Thiêm (VP Luật sư TP Hà Nội), việc xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được quy định tại Điều 12 Hiến pháp 2013: Theo đó quyền riêng tư là một trong những quyền nhân thân cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân và trở thành một nguyên tắc hiến định ở nước ta trong xu hướng bảo vệ quyền con người trên thế giới. Các hành vi vi phạm về bảo mật thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

"Đặc biệt, điểm a khoản 5 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyền điện thì người nào có hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt từ 50-70 triệu đồng".

Tuy nhiên, theo luật sư Thiêm, dù chế tài xử phạt như vậy nhưng để xử lý hành chính các đối tượng là rất khó. Mới đây nhất Luật An ninh mạng 2015 có hiệu lực cũng là một cú hích răn đe bởi theo luật này việc pháp tán trái pháp luật thông tin cá nhân của khách hàng là hành vi bị nghiêm cấm. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ngoài những chế tài xử phạt, bảo vệ khách hàng theo quy định của pháp luật, mỗi người cũng cần tự nâng cao ý thức, có trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân và thận trọng khi cung cấp thông tin của mình dù bất cứ trường hợp nào.

Minh Đăng
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.