Lần đầu tiên sau 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP giảm mạnh 7,4% so với cùng kỳ

Đầu tư và Tiếp thị
11:21 AM 29/08/2021

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2021 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, nếu tính riêng tháng 8/2021, IIP ước tính giảm 4.2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai ngành khai khoáng giảm 2.4% và chế biến chế tạo giảm mạnh 9,2%. Còn ngành sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng nhẹ. 

Lần đầu tiên sau 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP giảm mạnh 7,4% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Đáng chú ý, một số ngành có IIP giảm mạnh khiến mức tăng trong 8 tháng đầu năm tăng ít. Trong đó, các ngành có mức giảm mạnh gồm: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (giảm 13,9%), khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (giảm 10,7%), sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị (giảm 7,6%).

Ngoài ra, một số ngành có mức giảm nhẹ bao gồm: thoát nước và xử lý nước thải (giảm 3,6%), sản xuất sản phẩm thuốc lá (giảm 1,7%), in, sao chép bản ghi các loại (giảm 1%), khai thác than cứng và than non (giảm 0,9%)

Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước bao gồm: Tivi các loại giảm 27,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,3%; đường kính giảm 9,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,2%; bột ngọt giảm 5,7%; thủy hải sản chế biến giảm 5,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 5%.

Xét chung 8 tháng đầu năm, toàn ngành công nghiệp có những chuyển biến tích cực dù nhiều ngành bị ảnh hưởng do do nhiều địa phương phải thực hiện xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Trong đó, 3 nhóm ngành giúp đóng góp vào việc tăng IIP bao gồm:

- Ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,7%), đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

- Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6% và ngành cung cấp nước, đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

- Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong 8 tháng đầu năm, một số ngành trọng điểm thuộc công nghiệp cấp II có dấu hiệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, sản xuất kim loại tăng 30,4%, sản xuất xe có động cơ tăng 23,1%.

Ngoài ra, một số ngành với mức tăng thấp hơn sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (tăng 7,8%), hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu (tăng 7,4%), sản xuất và phân phối điện tăng (6,6%), sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế (tăng 6%).

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 8 tháng năm 2021 tăng so cao với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 48,3%; linh kiện điện thoại tăng 43,9%; ô tô tăng 27,9%; sắt, thép thô tăng 13,7%; giày, dép da tăng 12,5%; phân hỗn hợp NPK tăng 12,3%; sữa bột tăng 11,1%; khí hóa lỏng LPG tăng 10,6%; điện thoại di động tăng 10%; thức ăn cho gia súc tăng 9,2%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 6,7%.

Đặng Sơn
Ý kiến của bạn
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024

Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có 2 địa danh lọt vào top là Huế ở vị trí 35 và Hà Nội vị trí 40.