Làng nghề múa rối nước Đào Thục: Nỗ lực tìm hướng đi mới cho nghệ thuật truyền thống

Tiếp thị
08:01 AM 31/10/2022

Làng múa rối nước Đào Thục tọa lạc ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 25km. Làng nghề truyền thống này nằm ở phía dưới bờ đê của sông Cà Lồ. Xung quanh được bao phủ bởi cánh đồng lúa bạt ngàn. Đây là làng nghề truyền thống lâu đời và là nơi sản sinh ra những nghệ nhân múa rối tài ba của Việt Nam.

Nơi sản sinh ra những nghệ nhân tài ba

Vào thời vua Lê Dụ Tông (1706 – 1729), là sự kết tinh từ quá trình sáng tạo, lao động của người nông dân gắn liền với nghề trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Hà Nội: Mê mẩn khi đến với làng nghề múa rối nước Đào Thục - Ảnh 1.

Thuỷ đình làng Đào Thục

Lúc bấy giờ, trong làng có một người tên là Nguyễn Đăng Vinh. Ông là người Đào Xá, Yên Phong, Bắc Ninh, hiện nay là Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh, giữ chức vụ Nội giám dưới thời nhà Lê. Ông yêu bộ môn nghệ thuật rối nước và truyền bá rộng rãi đến nhiều đời sau. Khi còn làm quan, ông thường biểu diễn để phục vụ trong triều đình.

Sau này khi ông mất, người dân làng nghề đã phong thần, lập bia để vinh danh công lao của ông. Vào ngày giỗ ông (24 tháng 2 âm lịch), dân làng tổ chức dâng hương để tưởng nhớ công đức của vị Tổ nghề.

Khác với những bộ môn nghệ thuật, sân khấu của loại hình múa rối nước này chính là mặt nước. Những nghệ nhân biểu diễn của phường múa rối họ không phải là những nghệ sĩ. Mà chính là những người nông dân, thợ thủ công vô cùng bình dị. Hầu hết những người này đều giàu kinh nghiệm trong nghề. Do đó họ có thể điều khiển con rối vô cùng tinh tế, nhịp nhàng. Kết hợp ăn ý với những người biểu diễn ca nhạc.

Điểm đặc biệt ở những nơi khác đa phần những con rối chỉ có thể cử động đi lùi, tiến hoặc đi chéo. Thế nhưng ở làng rối nước Đào Thục sử dụng sào dây khiến cho con rối có thể cử động được cả 2 tay, tạo nên sự chuyển động linh hoạt hơn.

Rối nước tại làng Đào Thục gây sức hấp dẫn với hơn 10 tích trò. Đa phần đều là những vở rối truyền thống từ thời mới thành lập. Những tiết mục hầu hết đều bắt nguồn từ những câu chuyện thường nhật gắn liền với người nông dân như cấy lúa, câu cá, chăn trâu, đánh đu… Ngoài ra còn có những tiết mục biểu diễn theo các câu chuyện truyền thuyết như Thạch Sanh…

Một trong những nhân vật nổi tiếng và góp mặt trong hầu hết tất cả các tiết mục múa rối chắc chắn không thể không nhắc đến chú Tễu. Đặc biệt, trong múa rối làng Đào Thục, hình ảnh chú Tễu với tên gọi "anh Ba Khí" còn được chế tác vô cùng chân thực khi trên tay cầm quạt mo phe phẩy và có màn chào hỏi "đốt pháo bật cờ" rất độc đáo.

Hướng đi mới cho sự phát triển mới

Anh Nguyễn Thế Nghị, Trưởng phường rối nước Đào Thục cho biết: "Sự đột phá phường rối nước Đào Thục bắt đầu từ năm 2007. Khi nhận thấy múa rối nước quê hương mình có nguy cơ mai một, chúng tôi đã cố gắng tìm hướng đi mới cho nghệ thuật truyền thống của địa phương.

Đào Thục là phường rối dân gian hiếm hoi trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ khách một cách khá chuyên nghiệp. Không chỉ chuyên nghiệp hơn trong biểu diễn mà còn chuyên nghiệp trong cách khai thác du lịch. Phường rối Đào Thục đã mở rộng liên kết với trên 10 công ty du lịch trong và ngoài nước để quảng bá trên các kênh truyền hình, website du lịch, văn hóa, mạng xã hội bằng 2 thứ tiếng là Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Hà Nội: Mê mẩn khi đến với làng nghề múa rối nước Đào Thục - Ảnh 2.

Phường múa rối cũng chủ động liên kết các công ty đưa du khách về làng xem biểu diễn rối nước, mở lớp cho học sinh tham gia trải nghiệm. Bất kỳ khi nào có khách yêu cầu, phường rối Đào Thục sẽ phục vụ biểu diễn.

Nhờ hướng đi đúng đó mà lượng khách đến tham quan, thưởng thức nghệ thuật độc đáo này ngày càng tăng. Đặc biệt, năm 2018, phường múa rối nước Đào Thục đã đón khoảng 400 đại biểu Việt Nam và quốc tế là các Đại sứ, phu nhân, phu quân, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đến xem các tiết mục múa rối nước truyền thống ngay tại thủy đình của làng.

Phường rối nước Đào Thục hiện có gần 60 thành viên, gồm ba thế hệ. Nhiều gia đình, dòng họ coi múa rối nước như một báu vật, cha truyền con nối, có gia đình đã 4- 5 đời tham gia múa rối nước của làng. Rối Đào Thục độc đáo ở chỗ có thể quay 4 chiều, tùy theo người điều khiển là nội dung tích trò và điều khiển rối bằng que sào. Không chỉ diễn các tích trò dân gian truyền thống, ngày nay, các nghệ nhân Đào Thục đã sáng tác thêm các tiết mục mới ca ngợi quê hương, đất nước phù hợp với cuộc sống hiện nay.

Nhờ sự phát triển của du lịch, nghệ nhân múa rối nước cũng bắt đầu chú trọng vào đổi mới nội dung, tạo ra những tiết mục mới lạ, làm cho nó trở nên thú vị, và sáng tạo con rối đẹp mắt hơn để phù hợp với thị hiếu. Bên cạnh đó, lịch diễn dày đặc phục vụ bà con, du khách gần xa lại chính là một động lực để phường thu hút được nhiều thanh niên trẻ trong làng theo nghề.

Minh Đăng
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.