Làng nghề “nón lá Lâm Xung” - điểm du lịch văn hóa độc đáo

Tiếp thị
02:33 PM 02/07/2023

Các trung tâm Hà Nội chừng 30km, ở phía bên kia quốc lộ 21B là con đường nhỏ dẫn vào Tri Lễ (xã tân Ước, Thanh Oai, Hà Tây cũ), một làng nghề chuyên làm mũ nón lá, đặc biệt là một loại mũ có tên là nón lá Lâm Xung.

Đất Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi nghề làm nón lá truyền thống của làng Chuông, mà bên cạnh đó còn có làng làm nón lá Tri Lễ, xã Tân Ước không kém phần nổi tiếng.

Làng nghề “nón lá Lâm Xung” - điểm du lịch độc đáo ở ngoại ô Hà thành - Ảnh 1.

Người dân phơi lá cọ để làm nón. Ảnh: Làng nghề Việt

Nghề làm mũ nón lá Tri Lễ tuy tuổi đời ít hơn nghề nón Chuông nhưng cũng đã có hàng thế kỷ trước, hoàn toàn bằng thủ công. Không chỉ làm nón lá truyền thống, người dân còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm tương tự nhưng có hình dáng khác. Nón là Lâm Xung là sản phẩm sáng tạo của người dân trong làng nhờ sự đam mê phim ảnh và nhân vật anh hùng trong phim Thủy Hử. Tri Lễ cũng là làng duy nhất làm ra sản phẩm "nón lá Lâm Xung" độc đáo.

Đến làng Tri Lễ hôm nay, có thể thấy nhà nhà, người người làm nón lá Lâm Xung. Phía trước làng là một cánh cổng được xây từ năm 1934 với họa tiết cổ đã mờ theo thời gian. Khắp các đường làng, ngõ xóm đều được nhuộm trắng bởi màu của lá cọ khô.

Sân nhà nào cũng có người ngồi khâu mũ và trắng lóa một màu lá cọ hong nắng. Thỉnh thoảng lại thấy những chiếc xe máy chở những chồng mũ dài đi rao hàng.

Lá cọ trắng được phơi khắp các đường làng Tri Lễ. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn

Lá cọ trắng được phơi khắp các đường làng Tri Lễ. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn

Nón lá Lâm Xung được làm theo cách truyền thống và hoàn toàn thủ công. Lá cọ được mua về từ Tuyên Quang, Phú Thọ và phải là loại cọ non, tán to, trắng, không rách nát. Trong các công đoạn để làm nên chiếc nón, phơi lá là khâu quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất. Vào mùa đông, thời gian phơi trung bình mất khoảng 15 ngày. Còn nếu vào mùa hè, chỉ cần phơi 3 nắng là có nguyên liệu sản xuất.

Ở Tri Lễ, từ những cụ già đến các em bé đều biết làm nón lá Lâm Xung. Trẻ có thể chẻ nan, già thì vót vòng, các chị các mẹ nhịp nhàng đôi tay thắt nón… Mọi công đoạn đều có thể tranh thủ làm ở mọi lúc, mọi nơi.

Vào ngày hè, những đứa trẻ ở làng Tri Lễ không phải đi học, chúng sẽ ở nhà để giúp người lớn làm nón lá cọ. Tiếng cười nói của trẻ nhỏ làm nhộn nhịp cả làng quê. 

Người dân làng nón Tri Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) giữ gìn nghề truyền thống (ảnh chụp thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát). Ảnh: Linh Tâm

Người dân làng nón Tri Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) giữ gìn nghề truyền thống. Ảnh: Linh Tâm

Nón lá Tri Lễ và nón lá Lâm Xung được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng bởi kiểu dáng lạ mà rất tiện dụng trong sinh hoạt. Bởi thế, không lâu sau khi xuất hiện trên thị trường Việt Nam, nón lá Tri Lễ nói chung và nón lá Lâm Xung đã được xuất khẩu sang nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản. Từ đó, sản phẩm nón lá đang định hình thương hiệu và gây ấn tượng tốt.

Ngoài những chiếc nón lá mang tính biểu tượng, làng Tri Lễ còn nổi tiếng với việc bảo tồn và phục hồi những chiếc mũ truyền thống khác của Việt Nam như Quai Thao, Xuân Kiều, và Thúng.

Du khách đến làng Tri Lễ ngày nay không chỉ được tìm hiểu về truyền thống của những chiếc nón truyền thống hoặc mua mũ lưu niệm mà còn để tận hưởng không khí trong lành làng quê Việt, phong cảnh đẹp và con người thân thiện.

Đình làng Tri Lễ cổ kính. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đình làng Tri Lễ cổ kính. Ảnh: Tuổi Trẻ

Với vị trí nằm ở trong hành lang xanh của quy hoạch chung thành phố Hà Nội và thuộc huyện Thanh Oai, được biết đến là vùng đất với làng nghề truyền thống đặc sắc, làng nghề thủ công của Tri Lễ đã được công nhận và nằm trong hệ thống các điểm làng nghề của khu vực Hà Tây cũ. Vì vậy, làng Tri Lễ có cơ hội kết nối với các điểm văn hóa hình thành điểm du lịch nổi tiếng, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Ngoài khám phá nghề truyền thống, du khách không thể bỏ qua những điểm du lịch hấp dẫn của Tri Lễ như Đình làng Tri Lễ (đã được công nhận Di tích Quốc gia), chùa Báo Ân... Trong làng còn có một số công trình nhà ở, nhóm nhà ở có giá trị lịch sử và kiến trúc thuần nông mang đặc trưng vùng đất đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa (với khuôn viên vườn, sân, xưởng sản xuất, ao cá,  nhà chính, nhà ngang một tầng, mái dốc).

Những năm qua, tuy mang lại lợi ích kinh tế khá, cải thiện đời sống cho người dân nhưng người làng Tri Lễ vẫn còn không ít trăn trở, bởi việc phát triển nghề với quy mô lớn hơn vẫn là một thách thức. Hiện tại, xã Tân Ước đang phối hợp với các hộ sản xuất trong tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp tục tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm mũ, nón lá Tri Lễ.

Người dân Tri Lễ hy vọng một ngày không xa, những chiếc nón lá độc đáo này sẽ vươn xa hơn trên thị trường trong và nước ngoài, góp phần xây dựng thêm hình ảnh đẹp về sự tài hoa, khéo léo và sáng tạo của người Việt Nam.

Minh An
Ý kiến của bạn
Đường sắt nhẹ LRT: Từ ám ảnh kẹt xe tới giấc mơ “sống Tây Ninh làm việc TP.HCM” Đường sắt nhẹ LRT: Từ ám ảnh kẹt xe tới giấc mơ “sống Tây Ninh làm việc TP.HCM”

Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, kỳ vọng góp phần gỡ điểm nghẽn về giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng tiềm năng.