Lào Cai: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực bảo vệ môi trường

Địa phương
03:40 PM 10/12/2023

Thời gian gần đây, nhận thức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên. Nhiều giải pháp, cách làm hay được triển khai, thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây bắc, Lào Cai có khoảng 70% dân số (chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số) sống và sản xuất ở khu vực nông thôn. Do vậy bảo vệ môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Lào Cai: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực bảo vệ môi trường- Ảnh 1.

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dọn dẹp vệ sinh đường thôn, bản.

Những năm qua, công tác quản lý môi trường đã được tỉnh Lào Cai quan tâm, chỉ đạo. Tỉnh ủy ban hành Đề án số 09-ĐA/TU ngày 11/12/2020 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025. 

Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về môi trường đã được UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương thường xuyên quan tâm, thông qua các hoạt động truyền thông, các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về môi trường, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, phát động và tổ chức các ngày lễ về môi trường vào các ngày 05/6, 20/9, 22/5 hàng năm,.... Đông đảo nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng tham gia các mô hình như “ Đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp”; “nhà sạch - vườn đẹp”; “Chuồng trại gia súc hợp vệ sinh”; “ngày chủ nhật xanh”... do các cấp phát động và đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. 

Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đồng bào dân tộc đã được nâng lên rõ rệt; công tác chỉ đạo, tổ chức bảo vệ môi trường đã được quan tâm hơn; phong trào bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn trong nhân dân đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. 

Đồng bào vùng dân tộc thiểu số đã ý thức trong việc xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, có chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm cách biệt với nhà ở. Nhiều xã việc vệ sinh đường làng ngõ xóm trở thành công việc định kỳ trong tuần được người dân tự giác tham gia... 

Chẳng hạn như hộ ông Đặng Hữu Thân, Hoàng Thị Hạnh thôn Nậm Đinh xã Nậm Dạng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Cơ ngơi khang trang sạch đẹp của gia đình là một trong những mô hình được gắn biển nhà sạch vườn đẹp của xã Nậm Dạng, không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế với vườn cây ăn quả gần 1ha, gần 2ha quế cho thu nhập cao, vợ chồng ông Thân còn rất chú trọng cải tạo không gian sinh hoạt, để điều kiện sống gia đình ngày càng tiện nghi hơn.

Ông Đặng Hữu Thân thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng chia sẻ "Nhà cửa vệ sinh gọn gàng sạch sẽ thường xuyên . Nên đi đâu đều muốn trở về nhà".

Tại thôn Bản Mế (xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai) có 102 hộ dân, 100% là dân tộc Nùng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, ban công tác mặt trận khu dân cư phối hợp với các đoàn thể và người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thôn thay đổi nhận thức, di dời chuồng nuôi gia súc ra xa nơi ở. Nhờ vậy, người dân thôn Bản Mế đã dần bỏ thói quen thả rông gia súc và thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi nhốt gia súc. Gia đình nào không làm, trưởng thôn sẽ đến tận nhà để nhắc nhở và phê bình tại các cuộc họp thôn.

Người dân tại các vùng cao của tỉnh Lào Cai đã ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường

Người dân tại các vùng cao của tỉnh Lào Cai đã ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường

Đến nay, 100% hộ dân thôn Bản Mế đã cam kết đưa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà ở, đồng thời được học tập kinh nghiệm về xử lý chất thải chăn nuôi, ủ phân phục vụ cho trồng trọt. 

Ngoài ra, công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt khu vực vùng dân tộc thiểu số được tăng cường, chú trọng. Hầu hết các xã có mạng lưới thu gom chất thải hoạt động có hiệu quả thông qua việc thành lập các tổ tự quản về môi trường để tiến hành thu gom rác đưa về bãi chôn lấp tại các địa phương. Các tổ tự quản cùng người dân định kỳ thực hiện việc nạo vét, khơi thông cống rãnh tại các khu vực công cộng và khu dân cư tập trung; nhiều xã đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường, trong đó phân công cụ thể trách nhiệm cho các hội, đoàn thể, thôn trong xã thực hiện công tác vệ sinh môi trường định kỳ...

Để nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường ở nông thôn miền núi của tỉnh Lào Cai cần có các giải pháp đồng bộ, bởi nhiệm vụ này liên quan đến nhận thức, hành vi, thói quen của từng người dân cộng đồng sinh sống ở khu dân cư. Chất lượng bảo vệ môi trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng lên phải có các giải pháp nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. 

Cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết số10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh phát triển hàng hóa nông nghiệp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng, thay đổi hành vi và thái độ, cách ứng xử để chung tay bảo vệ môi trường, nhân rộng các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp ...

Việt Dũng
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.