Lào Cai: Ưu tiên nguồn lực cho phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Việc ưu tiên đầu tư, phát triển bền vững, toàn diện kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được Lào Cai xác định là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU, ngày 28/3/2014 của tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi với vùng thấp…
Tỉnh Lào Cai xác định, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Để thực hiện tốt chương trình, tỉnh Lào Cai luôn coi trọng, quan tâm, ưu tiên bằng nhiều nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS.
Trong đó, công tác an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên, đặc biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng năm, tỉnh Lào Cai ưu tiên dành 65-70% tổng vốn đầu tư từ ngân sách đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là chương trình nông thôn mới, tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường học, y tế; hỗ trợ phát triển sản xuất; công tác đào tại nghề, học nghề, tạo việc làm, chương trình xuất khẩu lao động trong vùng đồng bào DTTS được quan tâm.
Cụ thể, trong công tác hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn như huyện nghèo Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bát Xát cũng được tỉnh quan tâm bằng những hành động thiết thực như: Bố trí vốn đầu tư cho 22 công trình cơ sở hạ tầng: 14 công đường liên xã /100,4km + 1 cầu; 2 công trình trường học (1 công trình xây mới; 1 công tình sửa chữa); 2 công trình thủy lợi (1 công trình hồ chưa phục vụ diện tích tưới 270 ha; 1 công trình sửa chữa, nâng cấp); 1 công trình y tế; 1 công trình văn hóa; 1 công trình Cấp nước sinh hoạt. Kết quả, 100% xã và 98% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 95% số hộ được xem truyền hình; trên 95% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã vùng đồng bào dân tộc có điện lưới quốc gia, tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 95,8%.
Công tác giáo dục được chú trọng đẩy mạnh và đạt kết quả cao. Trong đó, 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đều có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, hoàn thành đầu tư nhu cầu nhà ở công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú, nhà vệ sinh, nhà tắm cho các trường phổ thông dân tộc nội trí, bán trú đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh.
Tỉnh đã tăng cường triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững cho bà con DTTS, tạo đà phát triển toàn diện khu vực nông thôn vùng đồng DTTS của tỉnh.
Các ngành và cấp ủy các cấp vùng đồng bào DTTS, miền núi trong tỉnh còn chủ động đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo ra nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng, phù hợp với thực tiễn của các địa phương, đơn vị. Tiêu biểu như phong trào thi "Chung tay xây dựng nông thôn mới”; "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”… được triển khai và được đồng bào các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Qua đó đã khẳng định vai trò hạt nhân của đồng bào các DTTS trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bộ máy chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc…
Các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong vùng đồng bào DTTS. Đến nay, trong lĩnh vực kinh tế, toàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung đạt giá trị kinh tế cao, như: Cánh động một giống lúa tại huyện Văn Bàn, lúa Séng cù chất lượng cao tại huyện Mường Khương, Bát Xát; vùng ngô hàng hóa ở Si Ma Cai, Bắc Hà; vùng dược liệu ở Bắc Hà, Sa Pa…
Bên cạnh trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi cũng có nhiều khởi sắc, phát triển theo hướng trang trại, gia trại, sản xuất hàng hóa. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa các loại cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất, đến nay giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác năm 2020 đạt 80 triệu đồng. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần và kinh tế của người dân ngày một nâng lên.
Những năm tới, các chủ trương, chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi của Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho Lào Cai ngày càng phát triển theo hướng bền vững.
Việt DũngTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.