Lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất, sẽ minh bạch thị trường

Đầu tư và Tiếp thị
07:27 AM 14/08/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 11/8, VN-Index tăng 11,6 điểm lên 1232,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng hơn 21,278 tỷ đồng. Toàn sàn có 232 mã tăng giá, 226 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,34 điểm lên 245,25 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 117,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1,867 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng giá, 110 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,18 điểm lên 93,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 118 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 1,313 tỷ đồng. Toàn sàn có 161 mã tăng giá, 190 mã giảm giá và 132 mã đứng giá.

Khối ngoại bán ròng gần 62 tỷ đồng trên HOSE và 10,74 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng gần 2 tỷ đồng trên HNX.

photo-1691935926618

Với mục tiêu sàn giao dịch quyền sử dụng đất ra đời dựa trên cơ chế, chính sách công khai, minh bạch nên nhiều nhận định cho rằng, sàn giao dịch quyền sử dụng đất ra đời là một tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản trong giai đoạn tới.

Theo đánh giá chung, việc xây dựng và hình thành sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ dễ dàng kết nối được cung - cầu đối với các giao dịch trên thị trường bất động sản và việc mua bán quyền sử dụng đất sẽ tránh được tình trạng sốt giá, ép giá nhờ tính công khai, minh bạch trong quá trình giao dịch.

Sàn giao dịch là nơi tập trung hàng hóa, để người mua, bán kết nối và giao dịch. Khi cơ quan quản lý xây dựng sàn giao dịch tập trung sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hàng hóa để người mua tham khảo trước khi quyết định, giúp thị trường tăng tính công khai, minh bạch. Hiện Việt Nam đã có sàn giao dịch chứng khoán, hàng hóa, gần đây nhất là sàn giao dịch trái phiếu.

Trước đây, việc giao dịch bất động sản trên thị trường chủ yếu thông qua các công ty môi giới. Các sàn môi giới hiện nay đa số cũng chỉ tập trung giới thiệu và bán một vài dự án. Ở các nước phát triển, đa số các tài sản bất động sản được giao dịch qua sàn. Ở Việt Nam, các sàn tư nhân chủ yếu giao dịch các bất động sản hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng (căn hộ chung cư, nhà dự án), còn nhà thổ cư, quyền sử dụng đất vẫn chưa giao dịch qua sàn.

Theo các chuyên gia, việc cơ quan quản lý vận hành sàn giao dịch quyền sử dụng đất có thể giúp minh bạch hóa thông tin, ổn định thị trường. Ngoài ra, cần có cơ chế đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

Chuyên gia trong ngành cho rằng, từ trước đến nay, việc mua bán quyền sử dụng đất vẫn diễn ra trên thị trường, sàn bất động sản. Quyền sử dụng đất đã được quy định trong Luật Đất đai và việc mua bán được quy định trong các luật liên quan. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những khó khăn, đặc biệt trong việc xử lý tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Theo chuyên gia, một trong những khó khăn trong xử lý các tài sản đảm bảo của các tổ chức tài chính tín dụng thời gian qua là xử lý tài sản đảm bảo có liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó, việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ góp phần mua bán quyền sử dụng đất cụ thể, rõ ràng, công khai minh bạch và hiệu quả cao hơn.

Từng bước tạo lập cơ sở dữ liệu đất đai

Theo các chuyên gia, "Mô hình sàn giao dịch đã quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2006, mục đích ban đầu của sàn giao dịch giống như cổng đầu vào của thị trường bất động sản, giúp Nhà nước nắm bắt được biến động giá cả hằng ngày trên thị trường, thông tin thị trường, nhà đầu tư kinh doanh nắm được thị hiếu khách hàng, trên cơ sở đó điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh cho hiệu quả.

Còn đối với người sử dụng đất thì sàn góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của thị trường, người có nhu cầu mua đất có thể tìm đến sàn giao dịch, hạn chế tình trạng đi đêm, tiêu cực trên thị trường".

Nhưng thực tế việc lập sàn giao dịch bất động sản thời gian qua không bảo đảm tính chuyên nghiệp, trong khi điều kiện thành lập sàn quá dễ, đào tạo nhân viên sàn chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn tới hoạt động biến tướng, sàn không chỉ bán sản phẩm mà còn ôm hàng để nâng giá, bán lại kiếm lời nên sàn giao dịch không đáp ứng được yêu cầu, ông Tuyến nói.

Cái khó hiện nay là chúng ta không có công cụ khác để đo được thông tin đầu vào thị trường, các giao dịch trên thị trường không biết giao dịch nào là ảo, bị thổi giá, vì vậy nghị quyết 18 của trung ương đã quy định giao dịch quyền sử dụng đất qua sàn. Và Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng xác lập một mô hình sàn giao dịch mẫu, nằm dưới dự quản lý của Nhà nước.

Cần xác lập mô hình hoạt động của sàn mẫu này như một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản hay là đơn vị sự nghiệp có thu; chức năng của sàn giao dịch thế nào, công khai bảng giá đất ra sao...

Đây chỉ là một trong những cách thức để nắm được thông tin đầu vào của thị trường đất đai, từ đó có thể có được dữ liệu thông tin về giá đất có thể tin cậy được.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 11/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức tăng trần 4,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.