Lắp thứ này trên mái nhà, tiền điện hè này "xuống dốc không phanh"
Đây là con đường dài cho Việt Nam trong hành trình tiến đến mục tiêu quốc gia.
Đầu tư điện mặt trời mái nhà: Một mũi tên trúng hai đích
Tại một khu phố sầm uất ở TP. Hồ Chí Minh, ông Trịnh Căn, một người dân 71 tuổi, từng rất đau đầu vì những lần mất điện và hóa đơn tiền điện tăng cao. Mỗi tháng, gia đình ông phải chi trả hàng triệu đồng cho điện năng tiêu thụ, đặc biệt vào mùa nóng khi máy lạnh và các thiết bị điện hoạt động liên tục.
Mùa hè năm 2023, ông quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà sau khi nghe hàng xóm kể về lợi ích của năng lượng tái tạo.

Ảnh minh họa
Với chi phí đầu tư khoảng 40-50 triệu đồng cho một hệ thống 3 kW, ông Căn ban đầu lo lắng về khoản đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, sau khi hệ thống được lắp đặt, ông nhận thấy hóa đơn tiền điện giảm đáng kể.
Theo ước tính, hệ thống điện mặt trời 3 kW có thể tạo ra khoảng 12 kWh/ngày (tương đương 360 kWh/tháng), giúp gia đình ông tiết kiệm khoảng 2 triệu đồng/tháng trên hóa đơn điện (tính theo giá điện trung bình).
Không chỉ vậy, từ tháng 7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP cho phép bán điện dư thừa từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) nhưng không quá 20% công suất lắp đặt.
Như vậy, hệ thống điện mặt trời không chỉ giúp gia đình ông Căn tiết kiệm chi phí mà còn góp phần giảm áp lực lên lưới điện quốc gia.
"Nhờ hệ thống này, tôi không chỉ tiết kiệm tiền mà còn cảm thấy mình đang góp phần bảo vệ môi trường" ông Căn tự hào nói.
Vai trò của điện mặt trời mái nhà trong phát triển bền vững tại Việt Nam
Theo ông Phạm Đăng An, Giám đốc VP Carbon kiêm Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, cho biết việc triển khai hệ thống điện mặt trời trên mái nhà theo mô hình tự sản tự tiêu mang lại lợi ích lớn, giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí điện năng và hạ thấp hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Đối với doanh nghiệp, điện mặt trời đặc biệt quan trọng đối với các nhà máy sản xuất yêu cầu nguồn điện ổn định, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường thông qua giảm phát thải carbon, đáp ứng các cam kết ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) và đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Điện mặt trời nói riêng và năng lượng sạch nói chung sẽ là một yếu tố cốt lõi trong hành trình chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam trong thập kỷ tới, giới chuyên gia nhận định.
Trong năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên, với tham vọng đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 2026-2030. Để đáp ứng, nhu cầu điện năng dự kiến phải tăng trưởng gấp 1,5 lần, tương đương mức tăng trung bình 12-16% mỗi năm.
Tính đến năm 2024, Việt Nam có 103.000 dự án điện mặt trời trên mái nhà, tổng công suất đạt 9.500 MW (theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, 50% các tòa nhà dân cư và văn phòng sẽ được trang bị điện mặt trời trên mái nhà, nâng quy mô loại nguồn này thêm 2.600MW, theo Quy hoạch điện VIII.
Trang Ly
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.