Lễ Đại trai đàn phổ độ tổ tiên dòng họ Nguyễn Thừa
Vừa qua, tại từ đường dòng họ Nguyễn Thừa (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã diễn ra lễ Phả kiến Đại trai đàn. Lễ không chỉ cầu cho người quá cố mà còn là các anh hùng liệt sĩ, từ thời xưa đến thời chống Pháp - Mỹ, ngư dân chết ngoài biển, những cô hồn, oan hồn không nơi nương tựa.
Lễ Đại trai đàn được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau, như trai đàn chẩn tế giải oan, trai đàn thuỷ lục,.. tuy nhiên, tên gọi phổ biến nhất là tên Đại trai đàn phổ độ tổ tiên. Đây là phương thức siêu độ, bạt cô hồn, vong linh, âm linh.
Để có thể tạo ra một lễ đại trai làng hoàn chỉnh, gia đình đã mất hơn 1 tháng để chuẩn bị và thực hiện. Các nguyên liệu chính được sử dụng trong nghi lễ Đại trai đàn có thể kể đến như: ngọc thực cúng đàn, xôi chè, cơi trầu, gạo, mã ngựa ngũ sắc, vàng nén tiểu, bánh kẹo, hoa quả,… Phần lớn trang bị sử dụng trong lễ đàn được vận chuyển xe tải từ Hà Nội vào, hầu hết trên mỗi bàn đều được trang trí bằng hoa lan hồ điệp Đà Lạt, các loại quả, thức ăn được sử dụng trong nghi lễ cũng được gia đình chọn lựa kỹ càng. Bên cạnh đó, việc tổ chức ra đại lễ trai đản phụ thuộc phần lớn vào duyên. Việc tổ chức lễ đòi hỏi sự thành tâm, tín tâm và kinh phí không nhỏ từ bên người tổ chức.
Từ đường Nguyễn Thừa ngày diễn ra buổi lễ
Theo chia sẻ của Đại Đức Thích Thanh Đô - trụ trì tại Chùa An Thái, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình: Lễ Đại trai đàn phổ độ tổ tiên là một nghi lễ đã có từ rất lâu đời, được du nhập từ nhiều nước, nhiều nền tôn giáo khác nhau trong khu vực châu Á. Việc dâng mã bắt nguồn từ thời vua Lương Vũ Đế bên Trung Quốc. Ban đầu đây là một nghi thức sử dụng đồ thật như quần áo, trang sức,.. để cúng.
Trải qua nhiều năm phát triển, việc sử dụng đồ thật đã dần được thay thế bằng đồ giấy, nhằm tiết kiệm kinh phí, cung cấp đầy đủ các sính lễ và phù hợp hơn với mọi điều kiện của các gia đình khác nhau. Ca dao từ xưa có câu "Công Tổ tiên non cao biển rộng, phận cháu con phải cúng, phải thờ". Lễ Đại trai đàn là một nghi lễ để con cháu thực hiện bổn phận này của mình. Con người không chỉ nên ghi nhớ công ơn của cha mẹ, mà còn là cha mẹ của nhiều đời nhiều kiếp, tiên tổ, và bậc sinh thành ra mình.
Giống như một cuộc hành trình, Đại trai đàn chia ra thành các nghi thức hoá lễ, mỗi khoá lễ mang những ý nghĩa khác nhau. Lễ Đại trai đàn được tổ chức trong hai ngày. Ngày đầu tiên (tức ngày 10/2 âm lịch) diễn ra các nghi lễ như: Nghi lễ cúng Tiếp Linh, Cúng tổ, Cúng Phật, Cúng chúc thực, Triệu Linh - cấp mã, Quy vong - Tụng kinh adiđà, Cúng khai phương phá ngục (ngũ phương), Quy vong - Tụng kinh, cung triệu Tam phủ, cúng Chúc thực, dẫn Lục cúng. Ngày thứ hai của nghi lễ (tức ngày 11/2 âm lịch) bao gồm các nghi lễ: Khai phương phá ngục, Đàn giải oan thích kết - phân dị oan hồn, cúng Chúc thực, Tụng kinh dược sư, Thính xá - Phóng xá, Đàn mông sơn thí thực, Cúng thăng bảo đài, và cuối cùng là Tạ khoá.
Hình ảnh diễn ra trong lễ Đại trai đàn
Trong đó, đàn cúng đóng vai trò quan trọng nhất là Đàn mông sơn thí thực. Đàn dâng lục cúng, bao gồm 6 vật phẩm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, chủ đạo là thiết lễ, bố thí cho thập loại cô hồn, cúng chúng sinh. Đàn mông sơn thông thường sẽ được trang bị hoành tráng, cầu kỳ và đầy đủ các thức cúng cho cô hồn. Đây là một nghi lễ cúng chư vị gia tiên, các liệt sĩ, các vong linh thai nhi sản nạn, cô hồn không nơi nương tựa,.. đàn mang ý nghĩa siêu độ, bạt độ, đồng thời cũng mang lại nhiều công đức nhất cho gia chủ.
Bên cạnh đó, một đàn lễ quan trọng không thể không kể tới là Nghi lễ tụng kinh - dược sư, là một nghi lễ nói về thế giới Đông Phương, do đức phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai làm giáo chủ, trong các đàn lễ bên cạnh vấn đề cầu siêu, họ sẽ chú trọng về vấn đề cầu siêu và an cho người trên dương thế, cầu cho quốc thái dân an, đất nước hoà bình.
Lễ đại trai đàn thời ngày nay ít nhiều cũng có sự khác biệt so với các nghi lễ thời xưa, sự khác biệt có thể kể đến về quy mô, các đồ cúng cũng được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại. Tuy nhiên, mục đích chung của các đại lễ trai đàn từ xưa đến nay vẫn luôn là cầu cho "âm siêu dương thịnh".
Con người sinh ra và lớn lên luôn tạo ra các nghiệp: nghiệp lành và nghiệp bất thiện. Lễ Đại trai đàn mang ý nghĩa như là một nghi lễ giải bớt các nghiệp. Nghi lễ này còn được xem như một bố thí cho cõi âm, để người trong Âm giới hưởng được lợi lạc, không còn bị đói khổ hành hạ mà nhẹ nhàng siêu thoát. Câu cuối trong sớ của mỗi nghi lễ luôn là cầu cho "âm siêu dương khánh", phần âm phổ độ, cầu siêu cho trư vị gia tiên, các trân linh, được trượng thừa phật lực, để siêu thoát, an lạc, âm siêu thì mới dương mới khánh, khánh ở đây là hạnh phúc, an lạc, mọi sự cầu nguyện đc như ý. Ngoài ra, việc tổ chức đại lễ còn giúp truyền bá phật pháp rộng sâu, giá hoá chúng sinh.
Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, phát sinh ra nhiều công đức, báo hiếu tiên tổ, báo hiếu cha mẹ, thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với bậc sinh thành. Đây cũng là khoảng thời gian thể hiện sự đoàn kết, gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Đồng thời, nguyện cầu cho gia đình an khang, thịnh vượng, sức khoẻ dồi dào.
Hà LinhGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.