Lenin và con đường giải phóng các dân tộc ở Đông Âu
Vladimir Ilyich Lenin, Người còn có các bí danh khác nhau, nhưng tên Lenin được dùng khi Người bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng, nhất là thời kỳ Lenin lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Bolshevik, sau này là Đảng Cộng sản Nga.
Lenin sinh ngày 22/4/1870 tại làng Gorki, Simbirsk. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hoạt động xã hội, mang dòng máu của trí tuệ thông minh thiên bẩm. Từ nhỏ đến tuổi trưởng thành ông là người say mê học ngoại ngữ và rất giỏi về tiếng Latinh và tiếng Hy lạp. Ông học giỏi nổi tiếng tại Trường Đại học Kazan.
Khi đang ngồi trên ghế trường Đại học, ông đã nghiên cứu, cảm phục và lựa chọn Chủ nghĩa Marx làm hướng đi lí tưởng của mình. Hình ảnh những người công nhân và nông dân bị đói rét, bị đàn áp đẫm máu dưới chế độ quân chủ Nga Hoàng Aleksandr III đã lọt vào đôi mắt và bộ óc có ý thức cách mạng của ông. Khi đang là sinh viên, nhưng ông đã nhận thức được: Tất cả những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ vô Chính phủ và không có một học thuyết chân chính thì đều bị thất bại.
Chính vì sớm nhận thức về Chủ nghĩa Marx mà ông đã có những cuộc tham gia đấu tranh trong các tổ chức sinh viên, yêu cầu cải thiện cuộc sống cho giai cấp công nhân và nông dân bị chế độ Nga Hoàng bóc lột. Vì vậy, ông đã bị đuổi học khỏi Trường Đại học Kazan. Với trí tuệ thiên tài và tính tự lập, ông đã tự học, tự nghiên cứu giáo trình về luật.
Năm 1891, ông được cấp giấy phép hành nghề luật. Năm 28 tuổi, ông cưới vợ là Krupskaya, một phụ nữ đẹp, là một nhà hoạt động xã hội và sau này là người tận tụy phục vụ chồng trong suốt quãng đời làm cách mạng của ông. Ngay sau khi có giấy phép hành nghề, Lenin vừa làm việc vừa hoạt động tích cực để thành lập Đảng Bolshevik. Lenin đã viết và xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị, lên án Chủ nghĩa Tư bản, đã phá chế độ Nga Hoàng.
Tất cả những hoạt động tích cực của ông đã lọt vào con mắt do thám của chính quyền lúc bấy giờ và ông đã bị bắt và đi đày... Sau khi hết thời gian đi đày, cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Lenin đã ra nước ngoài bôn ba nhiều nơi như Praha, Viên, Luân Đôn, Thụy sĩ... Phần là vì vấn đề an ninh, nhưng điều cơ bản là xem xét các trường phái khác nhau và quan điểm của các trường phái đó đối với những người cộng sản Bolshevik.
Đặc biệt, ông quan tâm đến sự thất bại của Công xã Paris, xem đó là bài học kinh nghiệm để lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Tình hình ở Nga lúc này rất bất ổn về chính trị, an ninh, các phe phái đối lập lẫn nhau, sự phản bội của nhóm Menshevik đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến người đứng đầu và những người cách mạng Bolshevik. Từ năm 1891 trở đi, sau gần 30 năm chịu đựng gian khổ, nếm trải cảnh tù đày, nhưng đối với Lenin đó là sự hi sinh cao cả, vĩ đại đưa Chủ nghĩa Marx áp dụng vào thực tiễn của nước Nga lúc bấy giờ để giải phóng cho giai cấp bị bóc lột.
Trong thực tiễn, khi Marx và Engels đã dày công để đạt được một công trình đồ sộ là học thuyết của Marx, hay còn gọi là Chủ nghĩa Marx, trong đó có "Bộ tư bản" của Marx viết mà sau đó Engels là người kế thừa và phát triển (Karl Marx 1818-1883). Thời Marx và Engels viết học thuyết của mình, đặc điểm và lịch sử thế giới, nhất là chủ nghĩa đế quốc có những điểm nó khác so với thời Lenin cũng như phong trào Cộng sản quốc tế, phong trào dân tộc thuộc địa. Vì vậy, Lenin đã áp dụng vào lịch sử nhân loại lúc bấy giờ để kế thừa và phát triển học thuyết của Marx và Engels. Sau này, ta thường gọi Chủ nghĩa Mác-Lenin và đã áp dụng để giải phóng các dân tộc thuộc địa như ở Việt Nam.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin"; Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lenin là con đường chân chính để giải phóng dân tộc. Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: "... Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lenin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/ Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi...".
Ngày 7/11/1917, Lenin đã lãnh đạo những người cộng sản Bolshevik cùng với giai cấp công nhân và nông dân Nga vùng lên lật đổ giai cấp thống trị ở Nga, với khẩu hiệu: "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết", thành lập nhà nước công nông ở nước Nga, vô hiệu hóa Chính phủ lâm thời của Kerensky. "Ngày 8/11/1917, Lenin được Đại hội Xô Viết bầu làm Chủ tịch hội đồng dân ủy". Sau chiến thắng tháng 11/1917, nhà nước Xô Viết được thành lập, trước mắt Lenin và những người cộng sản Bolshevik có biết bao khó khăn bởi một đất nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh tàn khốc, lại cộng với nạn thù trong giặc ngoài. Trong nước, lực lượng Bạch vệ là đội quân ủng hộ chế độ Quân chủ gây ra các sự kiện để chống đối bằng vũ trang với nhà nước Xô Viết.
Bên ngoài, các nước có lực lượng quân đội mạnh như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp cũng can thiệp sâu và ủng hộ phe chống đối. Nhưng với bộ óc thiên tài và lòng dũng cảm, Lenin đã lãnh đạo quân đội Hồng quân và nhân dân Nga đập tan mọi hành động phản Cách mạng ở trong nước và ý đồ xâm lược của ngoại bang, khôi phục nên kinh tế, đưa điện khí hóa đến các vùng khó khăn cho công nhân và nông dân, cải cách nền giáo dục, xóa nạn mù chữ, xóa bỏ một số loại thuế đối với người lao động.
Năm 1958, nhà thơ Tố Hữu đã có dịp sang thăm Liên Xô và quê hương Lenin, ông đã viết trong bài "Với Lenin": "...Đâu đâu tôi cũng thấy/ Lenin/ Mỗi công trường xưởng máy/ Lenin, ấy là lò thép chảy/ Thành những óc tim, lửa cháy bừng bừng/ Trên thảo nguyên, đồng nội, núi rừng/ Lenin, ấy là nguồn điện lực/ Với Xô Viết, làm thiên đường sáng rực !...". Để giúp đỡ cho một số quốc gia mới giành được độc lập khỏi nạn xâm lược của Chủ nghĩa đế quốc, Lenin với nhà nước Xô Viết cùng với sự đồng thuận của các nước như Armenia, Gruzia, Azebaijan sát nhập vào Liên bang Xô Viết.
Trong đêm tối mịt mù của Chủ nghĩa đế quốc, trên thế giới và sự bóc lột tàn bạo của chế độ Quân chủ Nga Hoàng, nhưng Lenin đã sáng suốt tìm ra ánh sáng của học thuyết Marx, công lao to lớn và trí tuệ thiên tài của Lenin đó là sự kế thừa và phát triển hết sức khoa học chủ nghĩa Marx để giải phóng cho giai cấp bị bóc lột ở Nga và một số dân tộc thuộc địa trên thế giới. Lenin là người đề xướng để tập hợp những người Cộng sản trên thế giới thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế Thứ ba), ủng hộ tuyệt đối phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa ở phương Đông và trên thế giới.
Liên bang Nga và Đảng cộng sản Nga (trước đây là Đảng Bolshevik) là nơi đào tạo các cán bộ cốt cán, các lãnh tụ của các quốc gia tham gia phong trào Cộng sản quốc tế. Tuy thời gian từ năm 1917-1924, tình hình chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao ở nước Nga có nhiều vấn đề phức tạp (thù trong, giặc ngoài), nhưng Lenin vị lãnh tụ thiên tài đã cùng với Đảng Cộng sản Nga lãnh đạo đất nước vượt qua những giai đoạn khủng hoảng về kinh tế, giữ vững nền chính trị, quân sự xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, lấy những tinh hoa khoa học, kế thừa và sáng tạo phát triển học thuyết của Marx để áp dụng đưa đất nước Xô Viết tiến vững chắc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Là người đứng đầu Đảng cộng sản Nga, Lenin đã bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ có tài và có đức, nhất là tài thao lược quân sự như Stalin… Vừa xây dựng đất nước, vừa củng cố quốc phòng với một lực lượng Hồng quân hùng mạnh để bảo vệ đất nước khỏi nạn xâm lược của Chủ nghĩa Đế quốc.
Maksim Gorky văn hào nổi tiếng đã viết về Lenin: "Tinh thần hi sinh khắc khổ, thường thấy ở người cách mạng trí thức Nga trung thực tin tưởng sắt đá vào khả năng thiết lập sự công bằng trên trái đất, tinh thần anh hùng của con người đã từ bỏ mọi niềm sung sướng trên đời để hiến mình cho hoạt động gian khổ vì hạnh phúc của mọi người".
Trong cuộc đời làm việc của Lenin, ông đã để lại cho đời sau: "Lenin toàn tập" gồm 55 cuốn sách dày là những kiến thức Cách mạng vĩ đại của Người. Lenin là vị lãnh tụ vĩ đại đã đặt nền móng cho Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết sau này để giải phóng cho các dân tộc ở Đông Âu khỏi nạn Phát xít.
Người mất ngày 21/1/1924: "... Đám tang ai/ Đi trong tuyết giá/ Mạc – tư – khoa trắng lạnh/ Muôn nghìn kim/ Đau buốt trái tim...", "... Và chiều nay trước phút vội đi xa/ Người còn nghe/ Thánh thót/ Krupskaya/ Đọc trong sách/ Tình yêu cuộc sống". (Tiểu thuyết "Tình yêu cuộc sống" của nhà văn Jack London – một nhà văn tiến bộ ở Mĩ). Lenin sống mãi trong lòng các dân tộc và những người cộng sản chân chính.
Tháng 03/2022
Dương Chí SỹTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.