Liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM và ĐBSCL
Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL mở rộng và phát triển du lịch quốc tế, đó là mục tiêu lâu dài của du lịch các tỉnh ở đây.
Hội đồng Liên kết phát triển du lịch ĐBSCL.
Ông Dương Tấn Hiển, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng và cả nước, nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch; phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa của từng địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, tạo thương hiệu, thúc đẩy du lịch TP HCM và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển hơn nữa...
Chia sẻ được ông phát biểu tại Hội nghị Liên kết phát triển du lịch diễn ra trong ngày 04/7/2020 do UBND TP Cần Thơ phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, đồng thời là chủ tịch hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tuy ngành du lịch chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng các tỉnh thành trong liên kết đã tổ chức thực hiện các nội dung được ký kết tại thỏa thuận chung của vùng; xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện các nội dung của thỏa thuận, xây dựng sản phẩm du lịch vùng, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy Viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM
Trong 2 tháng (không dịch) của 6 tháng đầu năm, 5 doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã khai thác thành công các chương trình tour mới với 50.000 du khách từ TP HCM đến ĐBSCL. Khách du lịch đến ĐBSCL trong hai tháng không chịu tác động của dịch đạt 12,9 triệu lượt, tăng khoản 14% (so với 2 tháng cùng kỳ), trong đó số lượng khách quốc tế đến các tỉnh, thành cụm Đông ĐBSCL đạt 436.890 lượt...Phối hợp tổ chức khoá bồi dưỡng cho 80 đại diện doanh nghiệp, cán bộ quản lý Nhà nước của 14 địa phương về phát triển sản phẩm du lịch địa phương,quản lý mô hình khách sạn nhỏ và homestay.
Ông Lê Thanh Phong, Phó chủ tịch Hiệp Hội du lịch ĐBSCL cho biết, trong hai ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2020 tại Thành phố Cần Thơ với sự tham dự của lãnh đạo 14 tỉnh, thành. Hội nghị bàn luận và thống nhất triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2020: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch chung quảng bá giới thiệu du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức khảo sát 03 tuyến du lịch kết nối TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và Tọa đàm góp ý hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ du lịch để kết nối với các doanh nghiệp lữ hành.
Du lịch ĐBSCL dành cho tuổi trẻ
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí minh cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2020 với 03 chương trình du lịch Những nẻo đường phù sa; Sắc màu vùng biên; Non nước hữu tình, các doanh nghiệp lữ hành của TP HCM đã xây dựng 52 chương trình du lịch kích cầu từ TP HCM đi đến các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ các chương trình này đều được chào bán và đăng công khai rộng rãi trên website kích cầu du lịch của Thành phố tại địa chỉ www.kichcaudulichtphcm.vn .
Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng vùng, cho biết, trong thời gian tới, sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư du lịch vào TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và 5 tỉnh Đông Nam Bộ đó là định hướng chung của du lịch TP HCM. Liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò và ý nghĩa trong phát triển du lịch trở thành đòn bẩy kinh tế xã hội của các địa phương, và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tập trung phát triển du lịch nội địa trong điều kiện bình thường mới.
Vào cuối năm 2019 “Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Ủy ban nhân dân TP HCM và Ủy ban nhân dân 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 – 2025” đã được ký kết với mục tiêu nhằm tăng cường sự gắn kết, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương và phát huy thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương vào việc xây dựng các sản phẩm du lịch của vùng và thương hiệu du lịch.
Văn Kim KhanhBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.