Liệu cơ hội sinh lời có còn sau những điều chỉnh mạnh từ TTCK?
Đa dạng hóa danh mục để mua thêm cổ phiếu cũng là chiến lược hợp lý phù hợp trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang dần hồi phục.
Đơn cử như mã PGT chính là một đề xuất tốt về giá, cũng như nền tảng kinh doanh cốt lõi M&A của doanh nghiệp... chính là một gợi ý để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong gia đoạn cuối tháng 4/2022.
Thị trường chứng khoán tuần trước phần lớn lao dốc trước những rung lắc mạnh của thị trường. Trong phần lớn thời gian giao dịch, cổ phiếu lớn trong rổ VN30 giao dịch với vai trò trụ đỡ, tuy nhiên sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp tục khiến chỉ số chùn bước, quay đầu giảm điểm. Tính từ vùng đỉnh lịch sử tại mốc 1.532 điểm thì chỉ số chính sàn HOSE đã giảm tới hơn 160 điểm, tương đương bốc hơi 10,4%.
Điểm chung tại hầu hết các phiên giao dịch này là nhiều cổ phiếu bất ngờ có sự lao dốc, nằm sàn vào thời điểm sau 14 giờ, ngay trước phiên ATC. Thậm chí, có phiên VN-Index tăng gần 10 điểm trong buổi sáng, nhưng vẫn quay đầu giảm mạnh hơn 26 ( ngày 19/4) điểm vào buổi chiều.
Việc thị trường giảm mạnh trong một khung giờ nhất định khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi có hay không việc thị trường đang bị chi phối bởi một nhóm nhà tạo lập muốn kéo giá để trục lợi?
Theo lý giải của một số chuyên gia, đó thường là do tình trạng call margin (lệnh dừng ký quỹ) hoặc Force-sell (bán giải chấp cổ phiếu) ở nhiều nhóm cổ phiếu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đã có lượng vay Margin khá cao, rơi vào trạng thái cảnh báo bán của các công ty chứng khoán.
Từ tháng 11-12/2021 và đầu năm nay, nhóm cổ phiếu midcap (cổ phiếu của các doanh nghiệp quy mô vừa phải, có vốn hóa ở mức trung bình từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng) và smallcap (các công ty có giá trị vốn hóa thị trường thấp) tăng trưởng rất nóng và các cổ phiếu này hút lượng margin rất cao trên thị trường. Do đó, với những cú giảm điểm kéo dài, thanh khoản lại thấp thì việc call margin ở nhóm cổ phiếu này sẽ không bán được.
Các công ty chứng khoán có thể sẽ mang các cổ phiếu vốn hóa lớn mang ra bán, dẫn đến các cổ phiếu blue-chip cũng bị ảnh hưởng giảm sâu theo trong đợt này.
Cũng có ý kiến cho rằng việc bán tháo cổ phiếu vào cuối phiên trong những ngày gần đây là hành động có chủ đích của các nhà đầu tư cá mập/bigboys đang trục lợi trên thị trường.
Các chuyên gia cho rằng với tâm lý thị trường trong ngắn hạn vẫn còn khá tiêu cực, việc "bắt đáy" cổ phiếu ở thời điểm hiện tại vẫn là tương đối rủi ro.
Nhà đầu tư nên cân nhắc tạm thời đứng ngoài thị trường và quan sát diễn biến giao dịch trong một vài phiên tới, chủ yếu là để chờ đợi thị trường chung ổn định trở lại cũng như để các tín hiệu tạo đáy ngắn hạn của cổ phiếu trở nên chắc chắn hơn.
Yếu tố tích cực cho thị trường trong dài hạn
Dù chứng khoán liên tục chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index mất gần 107 điểm trong 6 phiên gần đây, thậm chí giảm 155 điểm trong nửa tháng nay nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng thua lỗ.
"Việc xử phạt nghiêm minh sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến triển vọng nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi".
Điển hình là xung đột giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới.
"Nếu nhìn lại những năm vừa qua, có thể thấy rằng với triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam và của các doanh nghiệp niêm yết, thị trường sẽ sớm vượt qua những khó khăn"
Dù vậy, với việc VN-Index giảm mạnh trong thời gian gần đây, chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.
Bàn về cơ hội kinh doanh của PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp hoạt động cốt lõi trong lĩnh vực M&A tại đa quốc gia. Trong tuần này, PGT Holdings gửi tới các nhà đầu tư cùng các phương tiện truyền thông là tin tức mã PGT tiếp tục nằm trong diện cảnh bảo. Tuy là một thông tin chưa khả quan, nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán mạnh tay điều chỉnh mã cổ phiếu PGT được ví như "trong nguy có cơ".
Theo đánh giá của lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings đứng trước những sự kiện, sự điều chỉnh về giá của thị trường chứng khoán có chia sẻ:
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Giai đoạn cuối tháng 4, là một giai đoạn nhạy cảm khi thị trường còn đang chịu tác động mạnh mẽ trước những dư âm điều chỉnh từ thị trường. Bên cạnh đó rất nhiều mã chứng khoán giảm điểm trong đó có mã PGT trước thềm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, chính là những tác động khách quan
Qua những sự chia sẻ đó, PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kì vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kì vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai. Hiện tại mã PGT đang giao dịch với khoảng giá 7,200 – 10,200 VNĐ.
Với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, theo Bloomberg, các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 22% trong năm 2022.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.