Liệu Ngân hàng Nhà Nước có nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát trong tháng 4?
Tuy có chịu nhiều áp lực nhưng lạm phát hiện tại vẫn cách xa mục tiêu đặt ra, do đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có lẽ sẽ chưa cần vội vã trong việc nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát?
Ngay sau Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm, lên mức 0,75%, bằng với mức trước đại dịch. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp BoE tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Theo BoE, lạm phát giá tiêu dùng tại Anh dự kiến sẽ chạm đỉnh – lên tới khoảng 8% vào tháng 4 tới, mức cao nhất kể từ cuộc suy thoái nghiêm trọng vào đầu những năm 1990 và vượt xa mức mục tiêu 2% mà BoE đề ra.
Tuy động thái của Fed hay BoE không mang tính bất ngờ, thậm chí như Fed còn được cho là tích cực khi chỉ tăng nhẹ 25 điểm phần trăm thay vì mức 50 điểm phần trăm hoặc thậm chí cao hơn như những lo sợ trước đó, nhưng rõ ràng việc ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới chính thức đảo chiều chính sách tiền tệ cũng gây ra những e ngại về sự tác động đến các nền kinh tế như Việt Nam.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam
Đầu tiên, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định, khi NHNN cũng đã duy trì chính sách nới lỏng trong suốt hai năm qua.
Theo đó, gần đây đã dần xuất hiện những dự báo cho rằng cơ quan này có thể phải tăng lãi suất điều hành trở lại trong năm nay, nhất là khi áp lực lạm phát đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh giá các loại hàng hóa và năng lượng tăng vọt trên toàn cầu, cũng như trước xu hướng lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng thương mại có dấu hiệu bật tăng trở lại từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, cũng có những đánh giá tin rằng nhà điều hành sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng ít nhất cho đến hết năm nay, nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế vốn còn rất mong manh. Thực tế là tuy có chịu nhiều áp lực nhưng lạm phát hiện tại vẫn cách xa mục tiêu đặt ra, do đó NHNN có lẽ sẽ chưa cần vội vã trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát. Ngoài ra, sức đẩy lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao và chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chứ không phải do yếu tố cung tiền.
Dù vậy, để đề phòng lạm phát tại Việt Nam có thể bứt tốc ngoài tầm kiểm soát mà sau đó sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, việc có giải pháp kiểm soát phù hợp, ổn định giá cả các mặt hàng, dịch vụ, do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, nước, y tế, giáo dục… là cần thiết. Cần đảm bảo chuỗi cung ứng trong nước, các kênh phân phối mặt hàng thiết yếu vận hành trơn tru, linh hoạt.
Đối với xu hướng lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại có dấu hiệu đi lên trở lại, nhà điều hành cần có các giải pháp bơm thanh khoản hỗ trợ hệ thống, tiếp tục kiểm soát chặt dòng vốn rót vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hoặc thậm chí đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khiêm tốn và phù hợp hơn dựa trên thanh khoản của từng ngân hàng. Nên ưu tiên duy trì mặt bằng lãi suất thấp hơn là tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ kéo theo áp lực thanh khoản và các cuộc đua lãi suất để thu hút tiền gửi.
Thu hút đầu tư
Việc Fed nói riêng và các ngân hàng trung ương của các nước phát triển nói chung tăng lãi suất cũng sẽ tác động đến dòng vốn đầu tư toàn cầu, khi có thể kéo nguồn vốn quay ngược lại các quốc gia này, từ đó khiến dòng vốn đầu tư vào các nước mới nổi và đang phát triển như Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Khi nguồn cung ngoại tệ suy yếu, hệ quả là thị trường ngoại hối cũng đối mặt với thách thức và đồng nội tệ chịu áp lực mất giá, nhất là khi đô la Mỹ cũng ngày càng mạnh lên theo lộ trình nâng lãi suất của Fed.
Nhưng tuy nhiên trong tháng 4 này, chính sách mới có hiệu lực được áp dụng phần nào như một "Đòn bẩy" phát triển thu hút nguồn vốn hơn nữa vào Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14/2/2022 hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thông tư này quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Về đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài, Thông tư quy định nội dung đánh giá kết thúc gồm: Tiến độ góp vốn điều lệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định, góp vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; việc huy động và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật; tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định; việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án…Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Xu hướng bán ròng không dứt của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt thời gian qua, cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hai tháng đầu năm nay giảm sút so với cùng kỳ, khiến lo ngại hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng là có cơ sở. Thống kê cho thấy trong hai tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới/điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5 tỉ đô la Mỹ, giảm 8,5% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đầu tháng 4/2022 bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu tích cực mua lại của nhóm đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có tỉ trọng được đầu tư mạnh.
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Trong tháng 3, cổ phiếu PGT của doanh nghiệp ghi nhận ấn tượng khi tỉ lệ khớp lệnh trung bình 70,000 cổ phiếu, cao hơn so với cùng kì năm 2021.
Bên cạnh đó, việc giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu PGT được các chuyên gia nhận định mã PGT đang là cổ phiếu nằm trong nhóm top tiềm năng.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT Holdings.
Yếu tố kinh doanh cốt lõi M&A chính là lợi thế của PGT. Thông qua M&A, PGT có thể phát triển công ty nhanh hơn bằng cách cung cấp bí quyết và công nghệ mới dựa trên nền tảng của các công ty đang kinh doanh. Có thể tiết kiệm được thời gian cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình. Trong kinh doanh thì tốc độ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, thị trường Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, tăng tốc phát triển kinh doanh thông qua M&A là một yếu tố tạo nên thành công để chiến thắng trong cạnh tranh và phát triển.
Do đó, cổ phiếu PGT là một gợi ý và lợi chọn đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân sinh lời.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.