Lộ diện top 10 địa phương có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước
Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là các vùng có tuổi thọ trung bình và chỉ số sức khỏe cao nhất cả nước. Trong khi đó, Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc lại là những địa phương có chỉ số thấp nhất.
Gần đây, Tổng cục thống kê mới đưa ra báo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019.
Báo cáo cho thấy, tuổi thọ trung bình cả nước trong 5 năm từ 2016 – 2020 rơi vào khoảng 73. Trong giai đoạn này, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của các nước tăng 0,1 năm. Đến năm 2020, con số này dừng lại ở mức 73,7 tuổi.
Trong 6 vùng kinh tế – xã hội, Đông Nam Bộ luôn có tuổi thọ trung bình cao nhất với 76,2 vào năm 2020. Trong khi đó, Tây Nguyên lại là vùng có mức thấp nhất, giao động trong khoảng 70 – 71 tuổi qua các năm.
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả nước từ 2016 - 2022 theo vùng. Nguồn: TCTK.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 63 tỉnh thành trên cả nước, 3 địa phương có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh bình quân 5 năm từ 2016 – 2020 đứng đầu cả nước đều ở Đông Nam Bộ, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh với 76,5 năm, Bà Rịa – Vũng Tàu 76,4 năm.
Các địa phương khác cũng nằm trong top 10 gồm có: Đà Nẵng, Tiền Giang, Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Bình Dương và Vĩnh Long. Ngoài ra, Lai Châu là tỉnh có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh bình quân 5 năm thấp nhất với 65,8 năm.
Nhìn chung, tuổi thọ trung bình của các địa phương tăng dần qua các năm. Chỉ có 5 địa phương có tuổi thọ trung bình năm 2020 giảm so với năm 2016 và 5 địa phương không thay đổi. Việc tuổi thọ trung bình giảm hoặc không thay đổi chủ yếu do có sự biến động mạnh về cơ cấu dân cư. Đặc biệt, những địa phương có tuổi thọ tăng với mức cao nhất là những tỉnh thành có tuổi thọ thấp và ở miền núi, vùng cao.
10 địa phương có tuổi thọ trung bình bình quân 5 năm cao nhất. Nguồn: TCTK.
Do tuổi thọ trung bình tăng qua các năm nên chỉ số sức khỏe của các địa phương cũng ở mức khá cao. Năm 2016, chỉ số sức khỏe của cả nước là 0,822 và đến năm 2020, con số này là 0,826. Trung bình 1 năm, chỉ số sức khỏe của cả nước tăng 0,12%.
Năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có chỉ số sức khỏe cao nhất cả nước với 0,869. Năm 2017 đứng đầu là Đồng Nai với 0,871. Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là hai địa phương có chỉ số sức khỏe cao nhất vào năm 2018 với 0,871. Năm 2019 và 2020, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt giữ vị trí đầu tiên về chỉ số này với 0,872 và 0,869.
Dưới đây là top 10 địa phương có chỉ số sức khỏe cao nhất cả nước trong năm 2020. Có thể dễ dàng thấy rằng, các tỉnh thành có tuổi thọ trung bình cao cũng nằm trong top các địa phương có chỉ số sức khỏe cao do có sự tiến bộ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
10 tỉnh thành có chỉ số sức khỏe cao nhất năm 2020. Nguồn: TCTK.
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.