“Lỡ nhịp”: Liệu các nhà đầu tư có bị mua giá cao hay là cơ hội tiềm năng đầu tư dài hạn?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 14/10/2021

Sau thời gian kìm nén, khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì sắc thái " Xanh vỏ đỏ lòng". Thị trường chứng khoán Việt Nam sau phiên bùng nổ đem lại sự hưng phấn đã có tín hiệu chững lại và bắt đầu hấp thu dần lực bán của các nhà đầu tư trên thị trường.

photo-1634131229382

Phiên 12/10, mặc dù thị trường duy trì xu hướng tích cực nhưng diễn biến phân hóa mạnh khiến VN-Index giằng co tại vùng tham chiếu và chốt phiên tăng nhẹ 0,71 điểm (0,05%) lên 1.394,00 điểm, nối dài chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, sắc đỏ chiếm ưu thế với 228 mã giảm, 175 mã tăng, 58 mã tham chiếu. Giá trị giao dịch duy trì ở mức cao, 22.191 tỷ đồng, thanh khoản 20.269 tỷ đồng. VN30 sắc đỏ cũng áp đảo với 17 mã giảm, 8 mã tăng và 5 mã đứng giá tham chiếu.

"Nhà đầu tư ngắn hạn đang nắm giữ các cổ phiếu có xu hướng tốt nhận được sự quan tâm của dòng tiền có thể tiếp tục duy trì vị thế tới khi xu hướng của VN-Index thay đổi hoặc chốt lãi với các cổ phiếu đã đạt mục tiêu hoặc suy yếu hơn thị trường chung. Các vị thế mua mới ngắn hạn có thể xem xét khi VN-Index kiểm tra lại vùng giá và nên ưu tiên các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt".

Cổ phiếu PGT - PGT Holdings "Ngựa chiến" để đi đường dài

Nếu như nhiều khả năng thị trường lại có xu hướng tăng khi đã vượt qua mô hình tam giác cân, nhà đầu tư lỡ nhịp sẽ phải chịu vào vùng giá cao hơn vì các nhà đầu tư lướt sóng sẽ bán số lượng lớn để thu lại lợi nhuận. Khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng, là một bất lợi dài hạn đối với các nhà đầu tư.

Đối với nhà đầu tư, việc quyết định rót vốn rất dễ dàng nhưng thực sự khó khăn khi xác định điểm bán. Rủi ro nhiều trong khi quản lý danh mục sẽ ảnh hưởng đến mức lãi lỗ thu về. Nếu đầu tư ngắn hạn thì yếu tố lớn nhất chính là biến động của giá cổ phiếu. Vì vậy, các nhà đầu tư nên chuẩn bị các kịch bản về vùng mua – bán. Đồng thời, chú ý tới ngưỡng chấp nhận rủi ro của cá nhân, đưa ra mức giá mục tiêu để bán ra khi đã đạt kỳ vọng lãi và điểm "dừng lỗ" thận trọng, vùng hỗ trợ mạnh nhằm hạn chế thua lỗ lớn.

Đặc biệt trong những phiên giao dịch gần đây nhất, trong khi cổ phiếu các nhóm cùng ngành ồ ạt như diều gặp gió, và bất ngờ tụt đỉnh không phanh khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên thì cổ phiếu của PGT vẫn vững vàng, bước những an toàn trước những bấp bênh của thị trường. PGT tuy không tăng đột biến nhưng lại có những bước vững chắc dành cho các nhà đầu tư dài hạn.

photo-1634131232080

Biểu đồ giá cổ phiếu PGT - PGT Holdings

Hiện tại, PGT đang có giá trị vốn hóa 92 tỷ đồng, nằm trong nhóm những doanh nghiệp lâu năm và có giá trị vốn hóa cao. 6 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư đã được chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của PGT Holdings trong việc duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Tại ĐHĐCĐ vừa diễn ra cuối tháng 9 vừa qua, nhiều cổ đông cho biết, họ rất lạc quan khi đánh giá về triển vọng của PGT Holdings trong thời gian sắp tới. Điều này không chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thấy dư địa tăng trưởng lớn của ngành M&A tại Việt Nam mà còn do niềm tin đối với phong cách lãnh đạo đến từ Nhật Bản (ông Kakazu Shogo) tại doanh nghiệp này.

Giới thiệu về PGT Holdings

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

Năm 2019 tiếp tục thành công mua cổ phần công ty PGT JP và tiếp tục định hướng theo con đường M&A.

Năm 2020- 2021 là 1 năm đầy song gió với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. PGT đề ra mục tiêu tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong toàn hệ thống.

Đến nay, sự "thay máu đổi chủ" cùng định hướng phát triển hiện đại đến từ ban điều hành người Nhật đã giúp PGT Holdings có diện mạo hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó công ty con Vĩnh Đại Phát là công ty lao động cung ứng nguồn nhân lực được Bộ Lao động Việt Nam cấp phép hoạt động chính thức. Các lĩnh vực kinh doanh chính là hoạt động phái cử và cho thuê lại lao động. Ở Việt Nam, hoạt động phái cử chưa phải là hình thức lao động phổ biến, nhưng dự kiến nó sẽ trở thành một hình thức lao động phổ biến trong tương lai như ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản với những thay đổi trong Luật lao động. Trải qua biến cố dịch covid vừa qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã rút hầu hết nhân lực về nước nên thị trường lao động Việt Nam trở nên màu mỡ đặt biệt với tâm lý người "Nhật tiêu dùng Đồ Nhật" thì lợi thế của hệ thống PGT là điều không thể phủ nhận.

Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ cung ứng và cho thuê lao động, cho các công ty trong Tập đoàn, cũng như các công ty Nhật tại Hồ Chí Minh, Vĩnh Đại Phát tự tin có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng khó tính nhất.

Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sàng hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty như PGT Holdings trong lĩnh vực M&A là một lợi thế. 

PV
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.