LỘ TRÌNH NÀO CHO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH: Biểu giá điện và chuyện kinh tế giá

Cộng tác viên
06:30 AM 17/07/2020

Nếu được áp dụng song song 2 biểu giá bán lẻ, người dân có thể chọn dùng điện đồng giá hoặc biểu luỹ tiến bậc thang.

    So sánh giá bán lẻ điện hiện nay (sáu bậc) và mức đề xuất năm bậc thang của Bộ Công Thương. Biểu đồ: H.Trang

    Tuy nhiên, nếu chọn một giá thì đương nhiên không thể thấp hơn giá điện bình quân hiện đang áp dụng là 1.864,44 đồng/kWh.

    Trên thế giới, có nhiều nước đồng giá điện, ví dụ như Singapore. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều nước có biểu giá thông thường từ 3 đến 7 bậc như Hàn Quốc 6 bậc, Hồng Kong 7 bậc, Malaysia 5 bậc, Indonesia 5 bậc, Nhật Bản 3 bậc.

    Chúng ta chưa đủ điều kiện vì 2 lý do sau:

    Thứ nhất, chúng ta phải giải bài toán về chi phí của ngành sản xuất điện khi gia tăng phụ tải vào thời kỳ cao điểm, chúng ta phải huy động các nguồn điện có giá thành cao để đáp ứng nhu cầu, bảo đảm sản xuất kinh doanh liên tục. Mặt khác, xây dựng biểu giá điện để khuyến khích tiết kiệm và giải quyết vấn đề an sinh.

    Thứ hai, cung về điện hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

    Thứ ba, điện của chúng ta được sản xuất từ những loại tài nguyên không tái tạo, đang có nguy cơ cạn kiệt. Đây là một vấn đề của quy luật khan hiếm tài nguyên, buộc chúng ta phải tạo áp lực về giá để tiết kiệm điện, không cách nào khác là chúng ta xây dựng biểu bậc thang. Khi thực hiện điện một giá sẽ phải kéo các mức giá hiện ở các bậc thang có giá thấp hơn giá bình quân tăng lên bằng mức giá bình quân, đồng thời cũng phải kéo các mức giá có giá cao hơn giá bình quân xuống bằng mức giá bình quân.

    Cùng với đó, xét về mặt kinh tế, một giá trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, cung không đủ cầu... sẽ khó tạo ra áp lực mạnh để thực hiện tốt chính sách khuyến khích tiêu dùng điện tiết kiệm, hiệu quả và cũng sẽ không thực hiện được chính sách an sinh xã hội theo quy định của Luật Điện lực. Do đó, ngoài những vấn đề về công nghệ, các giải pháp hạ giá thành điện, phát triển năng lượng sạch… thì cần cải tiến lại biểu giá điện và có cơ chế hiệu quả hơn nữa chính sách tiêu dùng điện tiết kiệm.

    Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá
    Ý kiến của bạn
    Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

    Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.