Loạt giải pháp để đạt mục tiêu 10 tỷ phú USD năm 2030
Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 10 tỷ phú USD vào năm 2030 nếu chúng ta triển khai các giải pháp đồng bộ và quyết liệt.
Tháng 5/2024, nhằm thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Trong Nghị quyết 66, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD của thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú USD, bao gồm những cái tên “nổi đình nổi đám” như ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup với khối tài sản 4,2 tỷ USD. Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam và xếp thứ 835 thế giới về độ giàu có.
Tiếp đến là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet Air với khối tài sản 2,9 tỷ USD. Thứ ba là “vua thép” Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát với khối tài sản 2,5 tỷ USD.
Các vị trí kế tiếp thuộc về ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank với khối tài sản 1,9 tỷ USD; ông Trần Bá Dương và gia đình với khối tài sản 1,2 tỷ USD. Cuối cùng là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan với khối tài sản 1,2 tỷ USD.
Các tỷ phú Việt Nam hiện nay chủ yếu đến từ các ngành bất động sản, tài chính, công nghệ, và hàng không... đều là những ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Nền kinh tế Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn phát triển và mở rộng thị trường, từ đó gia tăng giá trị tài sản cá nhân của các doanh nhân. Công nghệ số và các ngành công nghệ cao đang là lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên phát triển, mở ra cơ hội cho các doanh nhân trở thành tỷ phú thông qua các đột phá về công nghệ.
Những điều trên cho thấy tiềm năng tăng số lượng tỷ phú USD lên 10 người đến năm 2030 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, thách thức đang đặt ra cũng không hề nhỏ. Mặc dù đã có một số lượng các tỷ phú hiện nay, nhưng tính bền vững của các doanh nghiệp lớn vẫn là một vấn đề. Các yếu tố như biến động thị trường, cạnh tranh quốc tế và quản trị doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì và gia tăng tài sản của họ. Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp quốc tế.
Để đạt được mục tiêu 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam cần triển khai các giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Việc tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ SMEs, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và phát triển nguồn nhân lực sẽ là nền tảng quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu này.
Theo các chuyên gia, để đạt được số lượng tỷ phú mục tiêu, trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường quốc tế.
Đi kèm với đó là một môi trường pháp lý, một văn hoá khoan dung với những ý tưởng mới, với sự thất bại của các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp dám làm, dám chịu thất bại, và bắt đầu lại khi thất bại. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ mà còn ở các doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, những khó khăn mà khối kinh tế tư nhân đang phải đối mặt còn có thể kể đến như chất lượng quản trị chưa cao, các khu vực kinh tế chưa có sự giao thoa và gắn kết, các doanh nghiệp mới chỉ lớn nhưng chưa đủ mạnh,…
Do đó, cần những chính sách đủ mạnh, để khuyến khích và hỗ trợ kinh tế tư nhân, để kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh. Khi đó, mục tiêu 10 tỷ phú USD vào năm 2030 không phải là điều quá khó khăn.
An Mai (t/h)Sáng ngày 9/11/2024, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, cam kết phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô vì mục tiêu Net Zero năm 2050.