Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ trong cuộc chiến với COVID-19

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:38 PM 01/06/2021

Tại Mỹ, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương nhỏ, trên khắp quốc gia này đang phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng với nền kinh tế của quốc gia, chiếm khoảng 47,5% tổng lực lượng lao động trong khu vực tư nhân. Điều quan trọng là các doanh nghiệp nhỏ đã tự vượt qua được đại dịch. Họ đã làm gì để tổn tại và phát triển tốt đến vậy? Theo Harvard Business Review, dưới đây là ba cách mà các doanh nghiệp nhỏ nên áp dụng vào thời kỳ khó khăn này.

Thanh khoản an toàn

Một trong những thách thức chính đối với các doanh nghiệp nhỏ là khả năng tiếp cận tiền mặt. Điều hành doanh nghiệp là một nỗ lực đầy rủi ro, với các doanh nghiệp nhỏ lại rất dễ bị ảnh hưởng.

Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ trong cuộc chiến với COVID-19 - Ảnh 1.

Theo Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) của Chính phủ Hoa Kỳ, chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp nhỏ tồn tại lâu hơn 5 năm. Các chi phí phát sinh như tiền thuê nhà, tiền lương và điện nước để lại rất ít tiền mặt thanh khoản cho chủ sở hữu, đặc biệt trong những năm đầu. Thêm vào đó là việc giảm doanh thu bởi ngành dịch vụ và các lợi ích mới cần thiết bị gián đoạn do đại dịch gây ra, dẫn đến các doanh nghiệp có thể bị phá sản.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã thu nhỏ quy mô và tạm thời đóng cửa khi người tiêu dùng ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Nếu không có tài chính, nhiều doanh nghiệp nhỏ — đặc biệt là các nhà hàng và cửa hàng trên đường phố chính của Mỹ, sẽ sớm phải cắt giảm nhân viên hoặc đóng cửa.

Để vượt qua thách thức này, các chủ doanh nghiệp nhỏ nên cố gắng thanh khoản sớm và giữ cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Theo một đề xuất, bằng "Quỹ Ổn định lực lượng lao động trong doanh nghiệp nhỏ", Kho bạc sẽ ưu tiên hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp nhỏ có khả năng thanh toán, với điều kiện số lượng nhân viên tương tự được thuê lại trong khoảng thời gian 12 tháng sau cuộc khủng hoảng. 

Chương trình này sẽ cung cấp dòng tiền "nóng" cho các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng nhất, giữ được nhân viên ở lại và giúp doanh nghiệp phát triển. Những đề xuất như thế này là công cụ quan trọng để ổn định thị trường và cứu trợ cho chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động.

Đảm bảo khả năng tiếp cận vốn

Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền, tính thanh khoản chỉ là một phần của giải pháp. Giá vốn bán hàng trong ngành dịch vụ chủ yếu để trả lương cho nhân viên. Các khoản nợ từ các khoản vay của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ lại khá phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ, và có thể tạo thêm áp lực cho các chủ doanh nghiệp. Từ đó, việc doanh nghiệp sa thải nhân viên sẽ dễ xảy ra và là mỗi quan ngại của người sử dụng lao động.

Để giúp các doanh nghiệp nhỏ giải quyết việc thanh toán lương và trang trải các chi phí khác, bao gồm cả nghỉ ốm có lương, áp dụng Luật Nghỉ phép Gia đình và Y tế (FMLA) là một kế hoạch cứu trợ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ là cần thiết. 

Theo đó, SBA sẽ miễn tất cả các khoản phí cho tất cả 7 khoản vay trong một năm cho cả người cho vay và người đi vay. Luật cũng sẽ tăng hạn mức cho vay đối với SBA từ 350.000 USD lên 1 triệu USD và cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương mọi điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và duy trì đội ngũ nhân viên trong bối cảnh dịch bệnh.

Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ trong cuộc chiến với COVID-19 - Ảnh 2.

Nếu không sớm có giải pháp thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ buộc phải đóng cửa vì thiếu tài chính.

Tương tác thường xuyên với các nhà hoạch định chính sách

Thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ lên tiếng đầu tiên, đề cập đến các chính sách kích thích khẩn cấp hoặc bất kỳ chính sách kinh tế nào có lợi cho họ. Nhưng vào thời gian khủng hoảng dịch bệnh này, các doanh nghiệp nhỏ cũng rất quan trọng, cần có những giải pháp để giúp họ vượt qua đại dịch.

Tương tác thường xuyên với các nhà hoạch định chính sách sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ nắm được bước đi tiếp theo, lập kế hoạch cho việc kinh doanh, cách vượt qua khó khăn... Điều này có thể được thực hiện riêng lẻ và có thể hợp tác với các doanh nhân khác; các phương tiện để tương tác rất lớn, bao gồm các phương tiện truyền thông xã hội, thư từ, email, cuộc gọi điện thoại... là những cách hiệu quả để thu hút. 

Phương pháp ít được sử dụng hơn là thông điệp dù hiệu quả không cao. Thông điệp  được một số doanh nghiệp đưa ra là: các doanh nghiệp nhỏ là mạch máu của cộng đồng và nền kinh tế của chúng ta; chúng ta cần cứu trợ giữa cuộc khủng hoảng này...

Các doanh nghiệp nhỏ trong cộng đồng cung cấp việc làm và tăng trưởng kinh tế cho các nền kinh tế địa phương. Đại dịch tràn đến, khiến các doanh nghiệp nhỏ buộc phải đóng cửa, đó là những dịch vụ hết sức phổ biến như quán cà phê, nhà hàng, phòng tập thể dục và cửa hàng thú cưng, việc này khiến nhiều người đang mất việc làm.

Bởi vậy, các doanh nghiệp cần hành động ngay lập tức bằng các gợi ý như tiếp cận vốn và tối đa hóa khả năng thanh khoản hiện nay... là những điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp nhỏ nên làm để tồn tại; đưa thông điệp đó đến các nhà lập pháp, những người nắm giữ chìa khóa cho tương lai kinh tế của họ một cách sớm nhất.

An Mai
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.