Lợi nhuận 2021 sụt giảm 93% xuống 24 tỷ đồng, Coteccons gây bất ngờ khi đặt kế hoạch 2022 thậm chí còn thấp hơn
Đặc biệt, theo HĐQT, đa số thành viên ban Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, do đó sự giám sát của HĐQT là quan trọng trong giai đoạn này. Tại Đại hội lần này, Công ty cũng sẽ bầu cử thêm 3 thành viên HĐQT mới cho nhiệm kỳ 2022-2027, trong đó có 1 thành viên miễn nhiệm là bà Trịnh Quỳnh Giao.
Coteccons (CTD) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Trong đó, ban lãnh đạo tiếp tục khẳng định những khó khăn về tái cấu trúc công ty, biến động nhân sự cũng như của ngành xây dựng (ảnh hưởng nặng bởi Covid-19) đã qua. Tính đến quý 4/2021, CTD đã trúng thầu trở lại 40 dự án với giá trị 25.000 tỷ đồng.
Năm 2022 sẽ là năm để CTD hướng tới chiến lược phát triển 5 năm (2021-2025) với mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD. Bên cạnh mảng cốt lõi là thầu xây dựng, CTD cũng phát triển mở rộng các lĩnh vực mới như Finance - Design & Build, bước đầu thâm nhập lĩnh vực năng lượng tái tạo và phát triển hạ tầng.
Đặc biệt, theo HĐQT, đa số thành viên ban Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, do đó sự giám sát của HĐQT là quan trọng trong giai đoạn này. Tại Đại hội lần này, Công ty cũng sẽ bầu cử thêm 3 thành viên HĐQT mới cho nhiệm kỳ 2022-2027, trong đó có 1 thành viên miễn nhiệm là bà Trịnh Quỳnh Giao.
Với những luận điểm trên, CTD đề mục tiêu doanh thu 15.010 tỷ, tăng mạnh 65% so với năm 2021; ngược lại lợi nhuận giảm còn 20 tỷ đồng - đây cũng là mức thấp nhất của Công ty. Chiến lược hoạt động CTD sẽ tập trung vào phân khúc xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp và tổng thầu các dự án năng lượng tái tạo mới.
Trong đó, theo nhận định Công ty, đầu tư công sẽ là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt của ngành năm 2022 và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng, thông qua đó kích tăng trưởng cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế. Năm nay, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT là 50.000 tỷ đồng. Hiện, Quốc hội cũng đã thông qua gói kích cầu kinh tế trị giá 347.000 tỷ đồng....
Song song, nhiều quỹ đầu tư, chuyên gia đều đồng thuận thị trường bất động sản nhà ở sẽ phục hồi từ năm 2022, được thúc đẩy bởi nhu cầu hồi phục diện trộng, lãi suất thấp và nguồn cung tăng khi pháp lý được nới lỏng.
Theo đó, Công ty kỳ vọng giá trị hợp đồng ký mới của doanh nghiệp xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2022-2023. "Công ty sẽ không chạy theo việc giảm giá để lấy dự án", báo cáo HĐQT cũng nhấn mạnh.
CTD cũng sẽ trình phương án thay đổi năm tài chính. Hiện, năm tài chính áp dụng là 12 tháng tính từ ngày 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. Theo kế hoạch thay đổi, năm tài chính sẽ bắt đầu từ 1/7 đến 30/6 năm sau, năm 2022 sẽ phê duyệt và dự bắt đầu áp dụng từ năm 2023.
Một nội dung đáng chú ý khác, Công ty dự xin ý kiến cổ đông phát hành ESOP từ nguồn cổ phiếu quỹ nhằm giữ chân nhân tài. Cụ thể, số cổ phiếu phát hành đề xuất cho:
Năm 2022 là 554.785 cổ phiếu, chiếm 0,75% số lưu hành và chiếm 10,3% tổng cổ phiếu quỹ hiện tại.
Sang năm 2023, CTD muốn phát hành tiếp 792.550 cổ phiếu (với điều kiện đạt được doanh thu kiểm toán trên 15.000 tỷ đồng trong năm 2022).
Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, nếu so với thị giá hiện tại chỉ vào khoảng 1/10 (thị giá chốt ngày 4/4 là 100.000 đồng/cp). Đối tượng được mua ESOP là thành viên ban Tổng Giám đốc, cán bộ chủ chốt và cán bộ nhân viên khác. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.