Lửa thử vàng - thị trường khó khăn thử cổ phiếu tốt
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/5/2022, VN-Index giảm 59,64 điểm (4,49%) còn 1.269,62 điểm, HNX-Index giảm 20,07 điểm (5,84%) về 323,39 điểm, UPCoM-Index giảm 5,38 điểm (5,28%) xuống 96,5 điểm.
Tâm lý giao dịch bi quan trùm lên thị trường khi nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo phiên thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên thanh khoản phiên giao dịch hôm nay được nâng lên mức trung bình. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 18.768 tỷ đồng, tăng 10,4% so với phiên trước đó.
Mặc dù vẫn còn một số yếu tố lo ngại, nhưng thị trường chứng khoán đang được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trong tháng 5 này. Sau đợt giảm mạnh trong tháng 4, mức định giá thị trường là rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người tìm kiếm các doanh nghiệp được quản trị tốt với mức tăng trưởng lợi nhuận cao.
Theo các chuyên gia nhận định, thị trường bị bán tháo gần đây đến từ một số nguyên nhân: Tâm lý thị trường tiêu cực sau khi một số lãnh đạo tập đoàn lớn vướng vòng lao lý; thị trường toàn cầu điều chỉnh do lạm phát gia tăng và đứt gãy chuỗi cung ứng; áp lực giải chấp "margin" lớn đã ảnh hưởng xấu đến thị trường, bao gồm cả những cổ phiếu có cơ bản tốt.
Ba động lực hỗ trợ thị trường trong giai đoạn tới. Đã tới thời điểm giải ngân?
1. Thị trường chứng khoán đang sôi động và nền tảng phục hồi
Theo số liệu từ HOSE, trong tháng 4/2022, tổng giá trị giao dịch của khối ngoại đạt trên 67.088 tỷ đồng, chiếm 7,58% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường chứng khoán. Trong tháng, khối ngoại đã thực hiện mua ròng với giá trị trên 3.510 tỷ đồng.
Thông tin từ Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, tính đến hết ngày 29/4/2022, có 514 mã chứng khoán niêm yết, trong đó gồm: 408 mã cổ phiếu, 2 mã chứng chỉ quỹ đóng, 9 mã chứng chỉ quỹ ETF, 90 mã chứng quyền có bảo đảm và 5 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 127,39 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,4 triệu tỷ đồng, giảm 8,2% so với tháng trước, đạt khoảng 64,6% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).
Trong tháng 4/2022, chỉ số VN-Index đã đạt mức đỉnh mới 1.524,7 điểm vào ngày 4/4/2022. Tuy nhiên, sau đó, chỉ số VN-Index giảm mạnh theo đà giảm chung của toàn thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.366,8 điểm, giảm 8,4% so với tháng 3, tương ứng giảm 8,78% so với cuối năm 2021.
Theo số liệu tại thời điểm ngày 25/4/2022, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 12 tháng là 14,7 lần, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020 và giảm 15,2% so với mức đỉnh từ đầu năm. Các chuyên gia kỳ vọng, lợi nhuận thị trường tăng trưởng lần lượt 23% so với cùng kỳ và 19% trong năm 2022 và 2023, khiến mức P/E dự báo cho năm 2022 là 12,3 và P/E dự báo cho 2023 là 10,5 lần, thấp hơn nhiều so với P/E trung bình 3 năm gần đây là 16,2 lần.
"Đây là mức định giá thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người tìm kiếm các doanh nghiệp được quản trị tốt với mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Những nỗ lực gần đây của các cơ quan quản lý trong việc nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp cho sự phát triển bền vững của thị trường trong dài hạn"
Dẫu thực tế tại phiên 9/5/2022, có giảm nhưng theo những phân tích dài hạn, có thể thị trường chứng khoán sẽ có những phiên liên tiếp hồi mạnh.
2. Kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 trong ĐHCĐ thường niên
Một động lực khác cũng được các chuyên gia đưa ra, đó là kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 được công bố trong đại hội cổ đông thường niên. Theo đó, ngày 25/4/2022, 116 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE đã công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2022. Các doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 17,3% và lợi nhuận ròng tăng trưởng 19,4% cho năm 2022.
Trên sàn HNX, 91 doanh nghiệp niêm yết đã công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2022. Theo đó, các doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 16,8% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 13,3% cho năm 2022.
3. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong những quý tới
Dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ trong Quý 2/2022, cải thiện từ mức tăng trưởng 5,0% trong Quý 1/2022. Trong năm 2022, dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ.
Những yếu tố hỗ trợ chính đến từ (1) mức nền thấp trong Quý 3/2021 khi GDP của Việt Nam giảm 6,0% so với cùng kỳ, (2) mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu, bao gồm giao thông công cộng, du lịch và giải trí (3) gói kích thích kinh tế mới được triển khai (giảm thuế VAT, nâng quy mô gói cấp bù lãi suất, giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng ...), (4) dòng vốn FDI phục hồi sau khi Chính phủ cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế và (5) hoạt động xuất khẩu tiếp tục cải thiện.
Cơ hội cho nhiều dòng cổ phiếu bị giảm "quá đà" trong cơn bão giá hồi tháng 4/2022
"Mua một cổ phiếu tuyệt vời với giá hợp lý tốt hơn nhiều mua một cổ phiếu vừa phải với mức giá tuyệt vời"_ Một nhà đầu tư đã nhận định mã cổ phiếu PGT của PGT Holdings trên sàn HNX.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản), hiểu được những yếu tố thế mạnh của thị trường kinh tế Việt Nam cùng với những tiềm năng phát triển ngành tài chính. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực M&A, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thị trường tháng 4/2022 bị điều chỉnh mạnh và gần nhất là phiên giao dịch ngày 6/5/2022, mã PGT cũng bị kéo theo. Trong bối cảnh năm 2021, khi thị trường tăng "Trăm hoa đua nở"_hàng những cổ phiếu đầu cơ tăng mạnh khiến nhiều nhà đầu tư rất khó để tìm được DN nội tại tốt, nền tảng kinh doanh tăng trưởng và có các quỹ lớn bảo trợ, đỡ giá.
Tuy nhiên đến giai đoạn "Lửa thử vàng_ thị trường sập thử cổ phiếu tốt", sẽ tạo hiệu ứng call margin/call chéo khiến NĐT hoảng loạn. DN tốt xấu cũng bị bán tháo - tạo ra một nền giá rẻ cho toàn thị trường trong đó mã PGT cũng nằm trong bối cảnh đó.
Thêm vào đó, chia sẻ về quan điểm thị trường chứng khoán, Ban quản trị cao cấp của PGT Holdings cũng nhận định.
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/5, cùng với xu hướng giảm điểm của thị trường, mã PGT khiêm tốn giao dịch với khoảng giá 7,100 – 10,000 VNĐ. Tuy nhiên dấu hiệu tích cực nhẹ khi chỉ số khối lượng mua vào của khối ngoại vẫn là điểm chú ý cho mã chứng khoán này.
Do đó, với những nước đi đường dài cùng chiến lược của mỗi nhà đầu tư, mã PGT vẫn là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.