Luật Thủ đô (sửa đổi): Đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực đưa du lịch Thủ đô “cất cánh”

Địa phương
06:51 PM 06/07/2024

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều quy định mang tính đột phá, đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển du lịch Thủ đô, trong đó nêu rõ, những khu vực, di tích, di sản, công trình được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Quốc hội vừa thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) trong đó có nhiều định hướng mới cho ngành văn hóa, thể thao, du lịch Hà Nội. Cụ thể, Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều, là bước thay đổi rất lớn so với Luật Thủ đô năm 2012. Các chính sách của Luật đã cơ bản bám sát tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển.

Theo dõi quá trình hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có thể thấy đã thể hiện những chính sách tạo cơ sở để chính quyền TP Hà Nội tiếp tục đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp, biện pháp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước nói chung cũng như tập trung về huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch, các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, các lĩnh vực về an sinh xã hội...

Luật Thủ đô (sửa đổi): Đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực đưa du lịch Thủ đô “cất cánh”- Ảnh 1.

Riêng đối với ngành văn hóa, thể thao, du lịch Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành riêng Điều 21 về quản lý phát triển. Không những thế, tại Điều 39, 41, 43 cũng nêu rõ có những ưu đãi về văn hóa, thể thao, du lịch. Điều này thể hiện Hà Nội mong muốn cụ thể hóa các điều khoản liên quan đến văn hóa, du lịch trên cơ sở đó tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển du lịch, văn hóa.

Cụ thể, trong luật đã nêu rõ đó ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế từ đó thu hút, phát triển du lịch; đồng thời phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều quy định mang tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển du lịch Thủ đô trong đó Luật đã ra nhiều chính sách ưu tiên bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Nội. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống cũng được quan tâm đầu tư, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng vốn có.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực đưa du lịch Thủ đô “cất cánh”- Ảnh 2.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực đưa du lịch Thủ đô “cất cánh”- Ảnh 3.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Đánh thức tiềm năng, khơi thông nguồn lực đưa du lịch Thủ đô “cất cánh”- Ảnh 4.

Luật cho phép Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và các khu vực có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch… Điều này sẽ tạo tiền đề cho ngành du lịch xây dựng, phát triển những tour, tuyến du lịch mang tính đặc trưng của Thủ đô, qua đó giúp "phát huy và nâng tầm" những thế mạnh của Hà Nội, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, tại khoản B điều 7 Luật Thủ đô quy định Khu phát triển thương mại và văn hóa được quyết định các khoản thu để bảo đảm chi trả cho việc quản lý, vận hành… Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ tài chính trong quá trình đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ ngành du lịch. Những quy định này cho thấy Luật Thủ đô đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho ngành du lịch khai thác các giá trị, tài nguyên về văn hóa, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhiều doanh nghiệp du lịch bày tỏ vô cùng phấn khởi và kỳ vọng Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ trực tiếp góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp du lịch. Luật ban hành sẽ là điều kiện tuyệt vời, môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư có thể yên tâm có được những dự án phát triển văn hóa nói riêng, cũng như phát triển Thủ đô nói chung một cách thuận lợi.

Để Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống, nhất là với ngành du lịch, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, các cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có Sở Du lịch Hà Nội cần tăng cường công tác tham mưu để UBND TP đưa ra những chính sách, văn bản pháp lý vừa đúng vừa trúng nhu cầu mong muốn của ngành du lịch nói chung, doanh nghiệp nói riêng trong việc phục hồi thu hút khách thông qua việc đầu tư khai thác nhưng tour, tuyến mới.

Cơ quan quản lý nhà nước nên ban hành những cơ chế chính sách phù hợp, tổ chức những buổi gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến phản ánh, để xuất của cộng đồng doanh nghiệp. Lên kế hoạch định hướng mở rộng khai thác thị trường cũng như khai thác tiềm năng văn hóa của Hà Nội trong việc mở rộng, xây dựng những tour, tuyến mới từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp thị hiếu du khách, qua đó thu hút khách quốc tế đến Hà Nội. 

Huyền My
Ý kiến của bạn
9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD 9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD

Trong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...