Lực lượng QLTT Hậu Giang: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán

Địa phương
11:38 AM 10/01/2023

Hàng loạt hoạt động của quản lý thị trường (QLTT) vào những ngày cuối năm cho thấy quyết tâm của lực lượng trong việc giữ an toàn thị trường trong Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ông Phan Văn Chính, quyền Cục trưởng QLTT Hậu Giang đã chia sẻ cụ thể về vấn đề này.

Phóng viên: Được biết, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và giao QLTT làm chủ trì. Vậy, lực lượng QLTT đã triển khai việc này như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Văn Chính - Q. Cục trưởng QLTT Hậu Giang.

Ông Phan Văn Chính - Quyền Cục trưởng QLTT Hậu Giang.

Ông Phan Văn Chính: Căn cứ vào sự phân công của BCĐ 389 tỉnh, Cục QLTT cũng đã xây dựng kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo đó, ở tuyến tỉnh Cục đã giao Đội Quản lý thị trường số 1 (Đội Cơ động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn toàn tỉnh) chủ động hoặc chủ trì phối hợp với các quan, đơn vị, lực lượng chức năng có liên quan tổ chức thực hiện. 

Ở tuyến huyện, các Đội QLTT phụ trách địa bàn chủ động phối hợp với UBND cấp huyện, các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn mình quản lý.

Các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn nhằm thu thập thông tin, nắm chắc diễn biến tình hình để xây dựng phương án kiểm tra, xử lý vi phạm đúng theo quy định quy định; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết của người dân.

Phóng viên: Theo ông, thị trường Tết năm nay có gì đặc biệt so với mọi năm? Cơ quan QLTT sẽ nhấn mạnh vào những nội dung kiểm tra nào?

Ông Phan Văn Chính: Nhìn chung, dự báo thị trường Tết năm nay vẫn khá bình ổn ngoại trừ diễn biến bất thường của mặt hàng xăng dầu trong vài tháng qua. Đối với hàng hoá đặc thù này, lực lượng QLTT luôn theo dõi sát sao. 

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo.

Để đảm bảo thị trường xăng dầu hoạt động ổn định, ngày 15/11/2022, Cục QLTT Hậu Giang chủ trì phối hợp cùng Sở Công Thương thực hiện ký cam kết với 9 đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn nhằm đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ trong dịp Tết. Trong kế hoạch cao điểm lần này chúng tôi cũng đưa vào chuyên mục đặc biệt. Các đội QLTT luôn tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Đối với những mặt hàng khác, QLTT cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại. Đặc biệt, QLTT sẽ chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Phóng viên: Cụ thể, các đội QLTT sẽ tập trung kiểm tra mặt hàng nào? Nội dung kiểm tra thế nào, thưa ông?

Ông Phan Văn Chính: Chúng tôi sẽ kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân như: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, lương thực, thực phẩm, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, đường cát, pháo nổ, đồ chơi trẻ em, hàng thời trang (quần áo may sẵn, giày dép, túi xách,..), các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, mỹ phẩm,…

Nội dung kiểm tra gồm: Quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa, kiểm tra về kê khai giá, đăng ký giá và niêm yết giá; bán hàng theo giá kê khai, đăng ký và niêm yết…

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông dành thời gian cho Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị cuộc phỏng vấn này!

Hồng Ân - Văn Dương
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.