Lương giáo viên khi áp dụng quy định mới phụ cấp thâm niên thay đổi ra sao?

Chính sách
02:29 PM 04/08/2021

Từ ngày 1/8/2021, lương của nhà giáo sẽ có những cải thiện đáng kể do được tăng hệ số lương sau khi chùm 4 thông tư về bổ nhiệm, xếp lương của giáo viên các cấp có hiệu lực, cộng với việc tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên năm 2021

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Theo đó, nhà giáo sẽ tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên.

Với quy định mới này, cộng với việc hệ số lương của giáo viên có thay đổi từ ngày 20/3/2021 theo chùm 4 thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bổ nhiệm, xếp lương của giáo viên các cấp, thì lương của nhà giáo sẽ tăng, đặc biệt với cấp mầm non, tiểu học, THCS.

Công thức tính lương của giáo viên:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm.

Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38 năm 2019 của Chính phủ.

Hiện giáo viên được hưởng các loại phụ cấp:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên.

Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỉ lệ % phụ cấp ưu đãi.

- Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.

- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Phụ cấp thâm niên.

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1/8/2021.

Theo đó:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp của viên chức hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Theo đó, lương của nhà giáo sẽ có những cải thiện đáng kể.

đơn vị: 1.000 đồng

Lương giáo viên khi áp dụng quy định mới phụ cấp thâm niên thay đổi ra sao? - Ảnh 3.

Lương giáo viên khi áp dụng quy định mới phụ cấp thâm niên thay đổi ra sao? - Ảnh 4.

Lương giáo viên khi áp dụng quy định mới phụ cấp thâm niên thay đổi ra sao? - Ảnh 5.

Lương giáo viên khi áp dụng quy định mới phụ cấp thâm niên thay đổi ra sao? - Ảnh 6.


Nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên đến khi nào?

Theo Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định về tiền lương nhà giáo.

Trong đó, "Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ" (Điều 76).

Đồng thời, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó quy định "Bãi bỏ PCTN nghề nghiệp (trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức" (Điểm 3.1.d Mục II).

Song, trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã đề nghị lùi thời gian thực hiện phụ cấp thâm niên đến khi chế độ tiền lương mới được ban hành.

Tại Hội nghị Trung ương 13 ngày 9/10/2020, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27. Như vậy, trong năm 2021 giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định.

Hà Trần
Ý kiến của bạn
NHNN: Tiếp tục điều hành hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt NHNN: Tiếp tục điều hành hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2024, sáng 19/4, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong quý I/2024, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.