Lương Y Bùi Hồng Minh "tiết lộ" những công dụng của lá dong ngoài việc để gói bánh chưng ngày Tết
Gói bánh chưng, bánh tét bằng lá dong đã là phong tục truyền thống vào mỗi dịp Tết của người Việt. Nhưng, "ít ai biết đến công dụng của lá dong trong hỗ trợ chữa bệnh" - Lương y Bùi Hồng Minh chia sẻ.
- 1. Cây dong là cây gì?
- 2. Công dụng của lá dong là gì?
- 2.1. Công dụng của cây dong theo bộ phận (lá, củ, rễ)
- 2.2. Các bài thuốc từ lá dong
1. Cây dong là cây gì?
Lá dong là lá của cây dong thuộc loại cây thảo, chiều cao trung bình khoảng 1m. Thân và rễ hình củ.
Lá dong thường có hình mũi mác hay dáng thuôn. Một phiến (phến) lá sẽ dài ước chừng từ 30 - 50cm và rộng tầm 10 - 20cm. Quan sát sẽ thấy lá có gốc nhọn, đầu lá là mỏ ngắn. Hai mặt lá nhẵn với cuống dài, gốc có một ít lông bao quanh.
Lá dong được trồng (mọc) chủ yếu ở khu vực Châu Á, điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan,... Ở Việt Nam thì lá dong có mặt ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,.. là phổ biến.
2. Công dụng của lá dong là gì?
Mỗi một bộ phận khác nhau của cây dong sẽ có tác dụng khác nhau.
2.1. Công dụng của cây dong theo bộ phận (lá, củ, rễ)
- Lá dong
Theo như Cựu đại tá, Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, lá dong theo Đông y có vị ngọt, nhạt; đặc tính hơi hàn.
Xét về công dụng sẽ có tính thanh nhiệt, giải độc, lương huyết (các chứng bệnh do huyết nhiệt sinh ra), chỉ huyết (cầm chảy máu ở bên trong và bên ngoài cơ thể) và lợi niệu.
- Củ dong
Bên cạnh đó, cây dong còn cho củ dong - là loại củ có chứa nhiều tinh bột. Theo Đông y là có vị ngọt, tính lạnh. Cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giúp an thần và giáng áp.
Chủ yếu được dùng trong các bài thuốc hỗ chợ chữa bệnh viêm gan vàng da, các bệnh lỵ mãn tính, bị ho ra máu, bị huyết lậu hay còn gọi là rong huyết, chữa khí hư còn gọi là bệnh bạch đới, hay kinh nguyệt không đều, bị ung nhọt,...
- Rễ cây dong
Với rễ của cây dong, người ta thường dùng trong các bài thuốc hỗ trợ chữa sưng gan, đi tiểu tiện ra máu đỏ,...
2.2. Các bài thuốc từ lá dong
Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết, khi gói bánh chưng, bánh tét xong, gia đình có thể tận dụng phần thân và lá cắt đi, rửa sạch để làm các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh đã được nhắc tới trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" Giáo sư Đỗ Tất Lợi như:
- Giải rượu (chữa say rượu bằng lá dong)
Say rượu, giải rượu,... là những vấn đề thường gặp vào các dịp lễ Tết. Bạn có thể áp dụng theo công thức sau:
Chuẩn bị: Lá dong tươi 100 gram hoặc cuống lá dong tươi
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng lá lá non của cây sắn dây. Nếu không có thể sử dụng 80 gram lá dong khô và sắc lấy nước uống.
- Ngộ độc thực phẩm
Nếu bị ngộ độc thực phẩm có thể dùng 50 gram đọt lá dong, rửa sạch rồi đem giã nát. Khi dùng thêm nước và uống từ 2 - 3 lần/ngày.
Bạn có thể cần thông tin liên quan tới Sơ cứu và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà này.
- Cầm máu vết thương
Nếu bị thương và chảy máu, có thể lấy 100 gram lá dong đem rửa thật sạch, giã nát rồi đắp vào vết cắt và băng lại.
- Rối loạn tiêu hoá, bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Uống từ 2 - 3 lần/ngày.
- Hen suyễn
Lấy phần thân chính của lá dong (nghĩa là lấy phần gốc của cây, không lấy phần trên mặt đất) đem thái lát mỏng rồi sao vàng. Sau đó hạ thổ và sắc uống vài lần.
Liệu bạn đã biết: Hen suyễn khi nào cần tới gặp bác sĩ chưa?
- Tốt cho gan
Trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi nhận việc lá dong có tác dụng giải độc, hạ men gan, giúp mát gan - những vấn đề do ăn uống quá tải ngày Tết gây ra.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Nhất là khi bệnh trở nặng, cần có phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Nhất là vào ngày tết, có rất nhiều các bệnh tiêu hoá thường gặp phải. Tham khảo tại: Những bệnh lý phổ biến ngày Tết và cách xử trí.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.