Lương y Lê Văn Thọ: Một tài năng làm rạng rỡ nền Y học cổ truyền đất Việt
Từ TP. Thanh Hóa theo QL47, chúng tôi trở về Lương Sơn, xã thuộc vùng cao của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Lương Sơn xã điển hình tiên tiến được xếp vào tốp đầu của tỉnh. Điều bắt gặp đầu tiên là Phòng khám chẩn trị Y học cổ truyền Lê Văn Thọ được xây dựng cao tầng tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, thoáng mát. Mặt tiền hướng ra QL47 đường đi xã Yên Nhân và nước bạn Lào. Có địa chỉ thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Phòng khám chẩn trị Y học cổ truyền Lê Văn Thọ được Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cấp giấy phép hoạt động năm 2017. Với chức năng, nhiệm vụ chuyên chữa trị các bệnh: thoái hóa, gai đôi, thoát vị đĩa đệm, gãy xương... đến với Phòng chẩn trị Y học cổ truyền lương y Lê Văn Thọ là đến với Gia tộc Lương y - Lê tộc đã được sử sách ghi vào thiên niên kỷ. Trải qua 4 đời các lương y đã tìm ra bài thuốc quý với lòng nhiệt huyết đam mê cùng với tâm và tài của người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đem lại hạnh phúc và niềm vui vô tận cho hàng triệu người.
Những thành công lớn trong công tác Y học cổ truyền, Gia tộc Lương y - Lê tộc đã góp phần làm rạng danh nền Y học cổ truyền và vươn tới đỉnh cao của KHCN về YHCT Việt Nam "hữu xạ tự nhiên hương" tiếng thơm lừng danh nức tiếng trên khắp mọi miền đất nước. Điều vinh dự và tự hào Gia tộc Lương y - Lê tộc và cá nhân lương y Lê Văn Thọ được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các Bộ, ngành trao tặng danh hiệu và nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt là Liên hiệp hội UNESCO chứng nhận Gia tộc Lương y Tâm - Tài và Tổng hội Y học Việt Nam tặng bảng vàng lưu danh Gia tộc Lương y - Lê tộc...
Tìm hiểu về lương y Lê Văn Thọ, ông là người con duy nhất đời thứ 3 kế nghiệp của ông cha, với lòng đam mê đầy nhiệt huyết, tâm và tài song toàn. Khi 10 tuổi ông đã theo cha vượt rừng lội suối đi tìm cây thuốc quý với đức tính hiếu học, thông minh; ông đã biết được rất nhiều cây thuốc quý hiếm, cách xao thuốc, mở thuốc và bấm huyệt... Lớn lên ông được đào tạo về chuyên ngành với ý tưởng lớn ông đã thành công nhận thầu 40ha trồng rừng và trồng xen cây thuốc quý. Đến nay ông đã chủ động hoàn toàn về nguồn cung các loại cây thuốc quý. Lương y Lê Văn Thọ "người giữ lửa và thổi hồn" vào nền Y học cổ truyền đất Việt.
Theo đó Phòng Chẩn trị ra đời với 20 buồng bệnh được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho bệnh nhân nội trú. Nơi ăn, nơi nghỉ được bố trí chu đáo, giảm được chi phí và thời gian đi lại, thuận lợi cho lương y theo dõi cho bệnh nhân. Bệnh nhân đến đây chữa bệnh có cảm nhận như một chuyến du lịch, được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, môi trường xanh, sạch, đẹp, cảnh nhộn nhịp tấp nấp của vùng quê đã có nhiều khởi sắc. Lương y Lê Văn Thọ kể tiếp, nhiều lần ông được đi dự hội thảo khoa học do Tổng hội Đông y Việt Nam tổ chức. Ông dành thời gian để nghiên cứu, tìm tòi sáng kiến và đã có một số đề tài khoa học cấp Nhà nước được công nhận. Nghe ông kể về quãng đời gian truân để đến hôm nay thành đạt, "hạnh phúc của chúng tôi là khi bệnh nhân đến đây chữa khỏi bệnh". Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, công tác từ thiện cũng được ông quan tâm, luôn đi đầu ủng hộ các chương trình phát động vận động tham gia hoạt động xã hội của các cấp. Gần đây ông được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen có nhiều thành tích, đóng góp thành công chương trình xây dựng NTM.
Thay lời kết bài này là những cảm nhận sâu sắc của các bệnh nhân ở khắp mọi miền dù bệnh nặng: Ông Nguyễn Văn Tạo - Thuận Thành, Bắc Ninh; ông Đinh Trọng Hồng - Quỳnh Lưu (Nghệ An); ông Phạm Văn Tiến - Bến Nghịu (Lang Chánh); ông Făn Mi - Trưởng Công an tỉnh Tà Khẹt (Lào), bà Lưu Thị Thủy - Phủ Dày (Nam Định)... Tất cả bệnh nhân cùng chung tiếng nói: "Có bệnh thì vái tứ phương" chúng tôi được xem quảng cáo ở Facebook, thông tin trên mạng với những bài thuốc và nhà thuốc gia truyền giỏi, chữa nhiều bệnh nhưng quảng cáo chỉ là những lời hoa mỹ, giật gân, câu khách. Quảng cáo 10 chỉ được 1 đến 2, cuối cùng dùng thuốc tiền mất, tật mang. Qua những lời tâm sự bộc bạch của bệnh nhân, cảm nhận từ thực tế đã được trải nghiệm tác giả ghi lại: "Goodbye vĩnh viễn xin chừa/ Quảng cáo bốc phét vừa vừa thế thôi/ Những lời đường mật ngọt ngào/ Bệnh nhân dùng thuốc ai nào khỏi đâu...". Nhưng khi về đây đều được chữa khỏi, "niềm vui mang đến bất ngờ, niềm vui như trong mơ".
Bác Nguyễn Quang Tấn quê ở TP Hoa phượng đỏ (Hải Phòng) năm nay ở tuổi tứ tuần, bác bị thoái hóa L1,3,4,5 và thoát vị đĩa đệm đã trên 3 năm, thuốc thang khắp nơi vẫn không thuyên giảm, đau nhức đi lại khó khăn, gần như bị tê liệt; ông bi quan chán nản, chia sẻ bệnh tình trên facebook, anh bạn thân quê ở tỉnh Quảng Bình xem được và đến thăm ông mách ông tìm đến Phòng chẩn trị Y học cổ truyền truyền lương y Lê Văn Thọ vì bệnh của ông giống như người bạn thân, và ông ấy đã được chữa khỏi. Ông Tấn vui mừng đây là vận may gặp thầy, gặp thuốc. Chia tay ông bạn vàng, ông Tấn lên đường tìm lương y Lê Văn Thọ. Khi đến nơi, trước mặt là Phòng chẩn trị Y học cổ truyền lương y Lê Văn Thọ, ông có cảm nhận như một bệnh viện thu nhỏ, và có nhiều bệnh nhân điều trị nội trú. Ông mừng thầm đây là cơ duyên rồi. Tôi được lương y Lê Văn Thọ - Giám đốc và các lương y ân cần săn sóc, thuốc men, sau 5 ngày tôi cảm thấy trong người sảng khoái, đi lại tự do. Tôi sung sướng vận may đến với mình, cảm ơn trời đất đã sinh ra một "hiền tài" lương y Lê Văn Thọ. Mỗi lần bệnh nhân tập trung đi ăn cơm ông đều cất lên tiếng hát "Chưa có nơi nào đẹp như nơi đây..." Mọi người cùng hòa ca, họ quên hết những nỗi đau đớn, nghĩ về tương lai sáng lạn.
Tiếp đó cô Lưu Thị Thủy (Phủ Dày, Nam Định) bị thoái hóa trên 2 năm nay, hai tay cứng đờ, hai chi dưới đau nhức phải ngồi xe lăn, gia đình đã chạy chữa thuốc thang nhiều nơi không qua khỏi, sức khỏe, nhan sắc ngày càng xấu đi, cô buồn than thân trách phận hay là số trời đã định "hồng nhan bạc phận"... Hàng năm vào mùa trẩy hội Phủ Dày, Nam Định, cô được một số người mách bảo, cô tìm đến Phòng chẩn trị Y học cổ truyền lương y Lê Văn Thọ. Khi đẩy xe lăn vào phòng cô tủi thân hai hàng mi ngấn lệ, mọi người đứng xung quanh cũng chạnh lòng thương hại... Cô nằm nội trú được 2, 3 ngày thấy bệnh tình chuyển biến và cứ dùng thuốc cộng với tập luyện, sau 10 ngày cô đi lại dễ dàng; gia đình vô cùng cảm động, sung sướng, không còn từ gì để nói hết được. Cảm ơn lương y Lê Văn Thọ và các lương y ở đây rất nhiều "cho nhau hàng lạng vàng không bằng mách đàng đến đây".
Đến với Phòng chẩn trị Y học cổ truyền lương y Lê Văn Thọ, chúng tôi thật sự ngưỡng mộ, khâm phục và trân quý Gia tộc Lương y - Lê tộc đã có nhiều đóng góp thành công cho nền y học cổ truyền đất Việt. Nơi đây một địa chỉ đỏ đáng tin cậy của nhân dân!
Gia tộc Lương y - Lê tộc và cá nhân lương y Lê Văn Thọ đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho nền Y học cổ truyền Việt Nam và nhiều thành công trong công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Niềm vinh dự tự hào được Hội Liên hiệp Các hiệp hội, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các cấp, bộ ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Liên hiệp hội UNESCO Việt Nam trao tặng cúp chứng nhận: "Gia tộc Lương y Tâm Tài - Lê tộc", Tổng Hội Y học Việt Nam trao cúp "Bảng vàng lưu danh Gia tộc Lương y - Lê tộc". Cá nhân Lương y Lê Văn Thọ được trao cúp, bằng khen Khoa học và được Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các cấp Bộ, ngành trao tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Gần đây ông được Chủ tịch UBND Thanh Hóa tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho chương trình xây dựng NTM. Lương y Lê Văn Thọ được tôn vinh "Danh nhân đất Việt".
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.