Lý do các nhà khoa học đặt tên cho các biến chủng COVID-19

Sức khỏe
04:50 PM 11/03/2021

Vì sao các biến chủng COVID-19 được đặt những cái tên "kỳ lạ" mà không phải theo địa lý hay cái tên gợi nhớ?

20H/501Y.V2, VOC 202012/02, B.1.351 là những cái tên được đề xuất đặt cho biến chủng virus corona được phát hiện ở Nam Phi. Vậy chuỗi ký tự, con số và dấu chấm có ý nghĩa gì? 

Những biến thể virus đang trở thành đề tài bàn tán khắp nơi, là nỗi bất an, lo lắng cho hàng tỷ người trên thế giới. Tên của biến chủng COVID-19 phải dễ phân biệt, dễ nhớ, hàm chứa thông tin, không được nhắc đến vị trí địa lý hoặc tên người (do dễ gây kỳ thị).

Theo các nhà khoa học, mỗi ký tự trong tên biến chủng đều có ý nghĩa riêng biệt. Như cái tên dễ nhớ B.1.351, nếu một dấu chấm bị thiếu hoặc nằm ở vị trí khác thì nó sẽ bị hiểu lầm thành một chủng virus khác hoàn toàn.

Cách các nhà khoa học đặt tên cho các biến chủng COVID-19 - Ảnh 1.

Hoạt động thử nghiệm virus corona tại một trạm xá ở Soweto, Nam Phi. Ảnh: NY Times

Để đặt tên cho biến chủng virus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tập hợp một nhóm gồm hàng chục chuyên gia y tế tư vấn và nghĩ ra giải pháp.

Bà Emma Hodcroft – chuyên gia dịch tễ tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) – nói: "Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự, việc đặt tên cho mỗi biến chủng của virus luôn là bài toán khó".

Bà Emma và các chuyên gia cho biết, vấn đề là phải có một hệ thống tên dùng chung cho tất cả các biến chủng COVID-19 nhưng phải có sự liên kết với tên gọi chuyên môn mà các nhà khoa học dùng. 

Hệ thống này sẽ đặt cho các biến thể một cái tên dễ phát âm, dễ nhớ và cũng giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các quốc gia, nền kinh tế và con người. Ví dụ, hai thành viên của nhóm chuyên gia gợi ý, biến thể sẽ được đánh số theo thứ tự phát hiện như V1, V2, V3...

Trước đây, việc đặt tên các dịch bệnh không hẳn luôn phức tạp như vậy. Ví dụ như bệnh giang mai (Syphilis) được đặt tên dựa trên một bài thơ năm 1530, trong đó nhân vật người chăn cừu Syphilus bị nguyền rủa bởi vị thần Apollo - vị thần nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp. 

Sau đó, kính hiển vi quang học được phát minh vào thế kỷ 16-17 mở ra một thế giới vi sinh, cho phép các nhà khoa học đặt tên chúng theo hình dạng.

Những năm 1800, dịch tả truyền từ Ấn Độ sang châu Âu. Người ta lập tức gọi nó là “dịch tả Ấn Độ”. Thậm chí, người ta còn mô tả căn bệnh này như hình một người đeo khăn xếp, mặc áo choàng.

Những năm 1918, nhiều người khắp thế giới khiếp sợ cái tên “cúm Tây Ban Nha”. Tuy nhiên, Tây Ban Nha chỉ là quốc gia đầu tiên công bố ca nhiễm chứ không phải nơi khởi phát đại dịch.

Tuy nhiên, theo ông Richard Barnett - một nhà sử học khoa học ở Anh, cách đặt tên trên gây ra tiêu cực và sự kỳ thị lâu dài.

Do đó, đến năm 2015, WHO quy định việc đặt tên cho một bệnh, dịch bệnh phải tránh sử dụng tên khu vực địa lý hoặc tên người, loài vật. Đặc biệt là không sử dụng những từ gợi lên sự lo sợ thái quá như "chết chóc", "đại dịch". 

Cách các nhà khoa học đặt tên cho các biến chủng COVID-19 - Ảnh 2.

Việc đặt tên cho các biến chủng COVID-19 không phải điều dễ dàng. Ảnh: NY Times

Hiện, các nhà khoa học đặt tên các biến thể khi nó gắn liền với đợt khởi phát bệnh mới, nhưng họ đang dựa vào sự thay đổi hành vi của chúng để gọi. Ví dụ như virus dễ lây là biến thể B.1.1.7 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, hay như khi chúng bắt đầu kháng miễn dịch là biến thể B.1.351 phát hiện ở Nam Phi...

Thông tin về nguồn gốc của biến thể được mã hóa bằng những ký tự và chữ số. Các biến thể "B.1" có liên quan đến đợt bùng dịch ở Ý vào mùa xuân năm ngoái. Nhưng khi số và các dấu chấm thêm vào ngày càng nhiều, cái tên dần trở nên "cồng kềnh", những biến thể mới sẽ được đặt theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái.

Hệ thống đánh số của WHO được đánh giá là dễ hiểu, tuy nhiên thách thức lớn vẫn chính là làm sao dễ đọc, dễ nhớ hơn cả cách gọi gắn địa lý vào tên virus như "virus Vũ Hán", "biến thể Nam Phi". Cách gọi này hết sức tiêu cực, tạo tâm lý kỳ thị trong người dân về sau này.

Hoài Thương (Theo NY Times)
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.