Lý do Pfizer nhất quyết không chia sẻ công thức vaccine Covid-19: 'Kho báu' 36 tỷ USD!

Tiêu điểm
02:31 PM 15/11/2021

Vì sao Pfizer không chịu chia sẻ công thức vaccine Covid-19?

Theo hãng tin Bloomberg, cuộc chiến giữ bản quyền vaccine chống dịch Covid-19 của Pfizer đang ngày càng gay cấn khi tình hình dịch bệnh dần trở nên phức tạp hơn. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết việc các nhà sản xuất vaccine đưa ra mức giá cao để ưu tiên những nước giàu là không thể chấp nhận trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

Giờ đây, hàng loạt những chiến dịch cổ xúy tiêm mũi 3, tiêm cho trẻ em được thúc đẩy trong khi nhiều nước nghèo còn chưa đủ vaccine để tiêm chủng.

Lý do Pfizer nhất quyết không chia sẻ công thức vaccine Covid-19: Kho báu 36 tỷ USD! - Ảnh 1.

"Nói thật là tôi chưa thấy những cam kết mà các bạn đã hứa được thực hiện", Tổng giám đốc Tedros ngán ngẩm.

Đáp trả, CEO Albert Bourla của Pfizer cho rằng nhận định trên quá cảm tính, thế nhưng Tổng giám đốc Tedros thì cho biết ông hoàn toàn tỉnh táo khi muốn nhiều vaccine đến được tay những người nghèo hơn nữa.

Hãng tin Bloomberg nhận định sự bất công về vaccine là do chính sách của các công ty lẫn chính phủ trên thế giới. Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ ngày mũi tiêm đầu tiên được thực hiện, các nước Phương Tây vẫn tranh cãi về bức tranh bất bình đẳng vaccine. Tính đến đầu tháng 11/2021, mới chỉ 6% dân số tại Châu Phi được tiêm chủng trong khi biến thể Delta ngày một lan rộng.

Trong khi Châu Âu và Mỹ đang ngập trong vaccine cũng như hướng tới một tương lai mới hậu dịch thì phần còn lại của thế giới vẫn đang phải đương đầu với chúng. Vậy nhưng đã hơn 1 năm trôi qua, những nhà sản xuất từ Pfizer, Moderna, Astra Zeneca cho đến Johnson&Johnson đều chỉ tập trung vào những nước giàu hơn là các quốc gia nghèo.

Hãng Pfizer, công ty hứng chịu nhiều chỉ trích nhất khi là nguồn cung vaccine số 1 cho những nước giàu và đang được dự đoán thu về 36 tỷ USD doanh thu trong năm nay nhờ bán vaccine. Đầu tháng 11/2021, hãng này tiếp tục công bố sản phẩm thuốc ngừa Covid-19 có hiệu quả đến 89%. Dù chưa cho biết giá bán nhưng các chuyên gia đều cho rằng chúng sẽ không hề rẻ.

Vậy tại sao Pfizer không chịu bán bản quyền vaccine khi mà nhiều quốc gia như Ấn Độ hay Nam Phi có thể sản xuất hàng loạt với giá rẻ để đưa đến tay người nghèo?

Lý do Pfizer nhất quyết không chia sẻ công thức vaccine Covid-19: Kho báu 36 tỷ USD! - Ảnh 2.

CEO Albert Bourla của Pfizer

"Máu thịt" của doanh nghiệp

Bất chấp việc Nam Phi hay Ấn Độ đã đề nghị lên Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nhưng Pfizer vẫn không chịu nhả bản quyền vaccine. CEO Bourla đã từng nói bản quyền như "máu thịt" của doanh nghiệp khi lên tiếng bảo vệ quan điểm không nhân nhượng.

"Mọi người đang lầm tưởng rằng sự thiếu hụt vaccine hiện nay là do không đủ năng suất. Trên thực tế thì ngành công nghiệp dược phẩm hiện nay có thể sản xuất vaccine đủ cho toàn cầu đến tận giữa năm sau dù không nhượng bản quyền", CEO Bourla cho biết.

Tuy nhiên các chính trị gia không bị thuyết phục bởi quan điểm này. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét lại quy định bản quyền trong ngành dược để đảo ngược chính sách bảo hộ đã tồn tại nhiều thập niên tại Mỹ. Chính điều này đã tạo áp lực cho Pfizer đồng ý bán 500 triệu liều vaccine giá rẻ để Mỹ phân phối cho các nước nghèo.

Thế nhưng ngay sau khi đạt được thỏa thuận này, Pfizer lại quay lưng với Chương trình hỗ trợ vaccine cho nước nghèo (COVAX) như đã cam kết.

Hãng tin Bloomberg nhận định rõ ràng CEO Bourla đang gửi thông điệp đến những nước nghèo rằng thay vì trông chờ vào các chương trình hỗ trợ, hay đàm phán và mua vaccine trực tiếp với công ty. Vị giám đốc này cho biết họ đang bán vaccine với giá 20 USD, tức chỉ bằng một bữa ăn nhẹ tại Mỹ. Mức giá này chỉ còn 10USD cho những nước thu nhập trung bình và Pfizer chấp nhận bán giá bằng chi phí sản xuất cho nước nghèo.

Theo Bloomberg, chính CEO Bourla là người đã đặt cược mọi thứ vào vaccine công nghệ mRNA vốn chưa được cấp phép thời kỳ đầu. Nhờ những nỗ lực của Bourla mà Pfizer trở thành hãng đi đầu trong việc phát triển vaccine chống dịch Covid-19, qua đó đem về 20 tỷ USD trước thuế trong năm 2021 theo ước tính của Bloomberg.

Lý do Pfizer nhất quyết không chia sẻ công thức vaccine Covid-19: Kho báu 36 tỷ USD! - Ảnh 3.

Pfizer chủ yếu bán vaccine cho nước giàu

Hiện Pfizer là hãng đầu tiên được cấp phép tiêm mũi bổ sung, là công ty đầu tiên được Mỹ cấp quyền tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Bất chấp điều đó, ngày càng nhiều nước ủng hộ việc các nhà sản xuất nhượng bản quyền lại. Kể từ khi chính phủ Mỹ nêu ra quan điểm này vào tháng 5/2021, đến nay đã có hơn 120 nước thành viên WTO ủng hộ và vấn đề sẽ được đem ra thảo luận tại cuộc họp cuối tháng 11/2021.

*Nguồn: Bloomberg

Huyền Băng
Ý kiến của bạn
Triển lãm ngành điện tử và thiết bị thông minh sẽ diễn ra từ 30/10 đến ngày 01/11 Triển lãm ngành điện tử và thiết bị thông minh sẽ diễn ra từ 30/10 đến ngày 01/11

Ban tổ chức cho biết, triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) sẽ được tổ chức từ ngày 30/10 đến ngày 01/11 năm 2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E) – 91 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.