M&A có triển vọng tích cực, bất chấp những biến động trong năm 2022
Nối tiếp năm 2021 cùng những con số ấn tượng của thị trường mua bán & sáp nhập (M&A), các hoạt động M&A được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bất chấp các biến động thị trường
Báo cáo mới nhất của PwC về các xu hướng M&A toàn cầu 2022 đã chỉ ra những lý do chính đằng sau sự lạc quan này, bao gồm: dòng giao dịch mạnh mẽ, nguồn vốn sẵn có dồi dào và nhu cầu tăng cao đối với các tài sản kỹ thuật số và dữ liệu.
Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity) dần chiếm vị thế chủ chốt
Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity) tiếp tục ghi nhận tần suất và giá trị giao dịch cao. Gần 40% các giao dịch trong năm 2021 có liên quan đến các quỹ này, tăng mạnh so với chỉ hơn 25% cho 5 năm về trước. Ngoài ra, các quỹ đầu tư tư nhân cũng đã tham gia vào các thương vụ mang giá trị cao hơn, chiếm 45% trong tổng giá trị giao dịch năm 2021, so với chỉ 30% trong 5 năm qua.
Hướng tới năm 2022, các quỹ đầu tư tư nhân đã và đang tăng cường năng lực giao dịch của mình. Tổng nguồn vốn của các quỹ tư nhân toàn cầu đạt 2.3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, cao hơn 14% so với đầu năm - mang lại nguồn động lực lớn thúc đẩy các hoạt động M&A trong năm 2022. Tuy nhiên, thách thức dành cho các quỹ này chính là tìm ra phương pháp đem lại giá trị trước áp lực về lãi suất và hệ số tăng cao, cùng với những áp lực liên quan đến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).
Xu hướng chính trong thị trường M&A: Thoái vốn và ESG
"Về phía doanh nghiệp, việc chuyển đổi mang tính chiến lược sang các mô hình kinh doanh kỹ thuật số, sáng tạo và đột phá sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình ra quyết định M&A. Trong điều kiện thị trường toàn cầu đòi hỏi tư duy tạo ra giá trị, các hoạt động tập trung vào việc thoái vốn nhằm cân bằng danh mục đầu tư, đảm bảo tăng trưởng và sinh lời trong dài hạn. ESG cũng sẽ ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược M&A trong năm 2022 khi các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí này để đánh giá rủi ro và xác định các cơ hội kiến tạo giá trị. Với cam kết về giảm phát thải carbon của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư tư nhân, chúng tôi dự đoán nguồn vốn gia tăng sẽ được huy động đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang những nguồn năng lượng xanh, tạo cơ hội cho hoạt động M&A sôi nổi trong lĩnh vực này".
Tầm quan trọng của ESG: "Để đáp ứng yêu cầu gia tăng từ các nhà đầu tư và khách hàng, các yếu tố ESG đang rất được coi trọng trong các chương trình nghị sự của hội đồng quản trị. Doanh nghiệp hiện nay xem ESG là cơ hội vàng để kiến tạo giá trị. Trong những năm gần đây, nhiều công ty niêm yết Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về ESG, chú trọng vào việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Không có gì ngạc nhiên khi M&A sẽ được sử dụng để tái cân bằng danh mục đầu tư. Các công ty có giá trị bền vững mạnh mẽ cùng các sáng kiến ESG thiết thực sẽ được tiếp cận với nguồn vốn chất lượng hơn.
PGT Holdings_doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững
Phát triển bền vững đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.
Tại PGT Holdings (HNX:PGT), phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Triển vọng tích cực trong năm 2022 bất chấp những biến động
Căng thẳng Nga và Ukraine không quá ảnh hướng tới Việt Nam. Hiện giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (chiếm 1,1% giá trị xuất khẩu và 0,8% giá trị nhập khẩu trong năm 2021, theo Tổng cục Hải quan) và hai nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.
Xung đột giữa Nga_Ukraine có thể khiến áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng lên khi "giá dầu và khí đốt" có thể neo ở mức cao. Tuy vậy, duy trì dự báo lạm phát tại Việt Nam năm 2022 sẽ được kiểm soát ở mức 3,4% (đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% như Quốc hội đã đề ra). Việt Nam sẽ vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, bao gồm gói kích thích kinh tế được thông qua hồi đầu năm và duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp.
Khi sự lạc quan về kinh tế vẫn ở mức cao, thị trường M&A toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào năm 2022, với khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục phản ánh một thị trường sôi nổi cùng với nguồn vốn dồi dào.
Tuy nhiên, đại dịch đã gây ra nhiều gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, dẫn đến nhiều rào cản về cơ cấu cũng như tài chính đối với các giao dịch trong năm 2022, bao gồm lãi suất cao, lạm phát tăng, thuế tăng và quy định ngày một thắt chặt hơn.
Các giao dịch thương vụ toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng dự kiến sẽ tiếp tục nhộn nhịp vào năm 2022. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nhà giao dịch thương vụ nên đề phòng những yếu tố tiềm ẩn trong giao dịch như sự biến động của thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô. 6 đến 12 tháng tới có thể là khoảng thời gian sôi động cho hoạt động giao dịch M&A tại Việt Nam nhờ vào các chính sách và quy định hỗ trợ của Chính phủ. Thị trường nội địa được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước, tạo nhiều triển vọng tích cực để các tập đoàn Việt Nam cạnh tranh hiệu quả trên quy mô lớn hơn
Bên cạnh đó, những nỗ lực của các doanh nghiệp M&A nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cụ thể, cuối tháng 2/2022, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" để doanh nghiệp ăn nên làm ra trong tương lai.
Đóng cửa, VN-Index giảm 20,29 điểm (1,38%) còn 1.446,25 điểm, HNX-Index giảm 5,63 điểm (1,27%) còn 436,57 điểm.
Song song với diễn biến của thị trường, cổ phiếu PGT ngày hôm nay 14/3 khép lại phiên giao dịch khớp lệnh thành công 199,171 cổ phiếu và đóng cửa với mức giá 12,300 VNĐ.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những điều bất ngờ, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.