M&A Công ty Tài chính và sức thu hút vốn ngoại của Việt Nam
Hoạt động M&A của thị trường tài chính Việt Nam
Lịch sử phát triển hệ thống các công ty tài chính Việt Nam ghi nhận làn sóng M&A đầu tiên chủ yếu giữa các tổ chức nội địa. Các ngân hàng thương mại (NHTM) mua lại công ty tài chính từ các tập đoàn, tổng công ty chủ yếu có vốn nhà nước.
Những năm gần đây, kéo dài cho đến nay, và chưa dừng lại là làn sóng M&A: sau khi thực hiện làn sóng M&A nói trên, các NHTM lần lượt bán và chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, trên nền khủng hoảng COVID-19, thị trường vừa liên tiếp chứng kiến thương vụ kỷ lục VPBank bán 49% cổ phần FE Credit, SHB thỏa thuận bán lại SHB Finance cho đối tác ở hải ngoại.
Trước nữa, MSB cũng công bố kế hoạch bán toàn bộ 100% vốn tại Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng Đồng (FCCOM), mà Tổng giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh tính toán việc chuyển nhượng sẽ được hoàn thành trong năm nay.
Xa hơn một chút, cuối năm 2018, Techcombank cũng đã hoàn tất chuyển nhượng TechcomFinance cho Tập đoàn Lotte Hàn Quốc. Hay MB, HDBank cũng lần lượt bán 49% cổ phần tại công ty tài chính tiêu dùng cho các đối tác Nhật Bản…
SHB Finance có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, thỏa thuận bán 100% với dự kiến thu về gần 3.600 tỷ đồng. FE Credit vốn điều lệ 10.928 tỷ đồng, bán 49% thu về khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả mức giá cao gấp nhiều lần mệnh giá để sở hữu.
Cũng như trong làn sóng M&A thứ 2 đang nối dài, vì sao họ trả những mức giá cao gấp nhiều lần như vậy, ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch và tín dụng tiêu dùng là phân khúc chịu ảnh hưởng lớn?
Với nhà đầu tư nước ngoài, việc mua lại công ty tài chính để thâm nhập thị trường Việt Nam là con đường ngắn nhất. Ngắn cả về không gian và thời gian, so với việc gây dựng và phát triển hệ thống, đặc biệt là về tệp khách hàng từ vạch xuất phát mới tinh.
Nhưng quan trọng hơn, con đường ngắn nhất ở đây có thể nhìn vào thực tế cấp giấy phép.
Vị thế của thị trường Việt Nam
Cùng với nguyên do trên, dĩ nhiên điểm chính thu hút nhà đầu tư nước ngoài vẫn là tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam.
Trước hết, theo thống kê đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng tiêu dùng của Việt Nam đã đạt mức khá cao, tới 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế. Trong đó, tính riêng nhóm các công ty tài chính tiêu dùng thì dư nợ đạt khoảng khoảng 130 nghìn tỷ đồng với hơn 30 triệu khách hàng. Đây là con số ấn tượng đối với một phân khúc còn khá mới tại Việt Nam.
Cùng đó, khả năng sinh lời của mảng này cho thấy sức hấp dẫn đáng chú ý. Cập nhật số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm hết quý 3/2020, các chỉ số sinh lời ROA và ROE của các công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt 2,19% và 10,55%, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn hệ thống là 0,75% và 9,09%.
Mặt khác, dù phát triển nhanh nhưng tín dụng vẫn chỉ chiếm khoảng 8,7% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu so với các nước nước trong khu vực như Malaysia (15%), Thái Lan (17%), Indonesia (22,7%), Hàn Quốc (35%) thì tỷ lệ ở Việt Nam còn quá nhỏ. Đây cũng là chỉ số cho thấy dư địa phát triển cho lĩnh vực này vẫn còn rất rộng mở.
Đặc biệt biệt 14/10/2021 PGT Holdings đã thực hiện 1 cuộc "Khảo sát online với hơn 111 nhà đầu tư đang rót vốn vào "Thị trường mới nổi" trong và ngoài nước Nhật. Và thu về kết quả Việt Nam - "Thị trường mới nổi" thu hút hơn 62,2% vốn ngoại.
Bàn về cơ hội M&A, PGT Holdings ( Mã chứng khoán HNX: PGT) có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) của ngân hàng quốc doanh Việt Nam ( BIDV) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Năm 2021, PGT tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư chú ý và xem cổ phiếu PGT Holdings sẽ tiềm năng sinh lời nhất nửa cuối năm 2021.
PV
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.