M&A & IPO (Từ 15/8 - 19/8): Liệu xu hướng của TTCK có đang tăng "Chậm mà chắc"
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/8/2022, VN-Index giảm 4,48 điểm (0,35%) còn 1.269,18 điểm, HNX-Index giảm 1,01 điểm (0,34%) về 300,18 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,08%) về 92,77 điểm. Điểm sáng là nhóm ngành dầu khí và bán lẻ duy trì được sắc xanh khi kết phiên.
Trong tuần này có 14 thương vụ M&A được thực hiện.
1. SJE: Phó Chủ tịch HĐQT đã thoái gần sạch vốn
Ông Trần Văn Ngư - Phó Chủ tịch HĐQT tại CTCP Sông Đà 11 (HNX: SJE) đã bán hơn 1.6 triệu cp Công ty từ ngày 26/07-05/08/2022.
Ước tính ông Ngư thu về gần 52 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất giao dịch, ông Ngư gần như đã thoái sạch vốn tại SJE khi chỉ còn sở hữu 804 cp, tương đương 0.003% cổ phần. Trước đó, ông là cổ đông lớn nắm giữ 1,618,804 cp, tương đương 7.37% cổ phần.
2. GEG: Công ty liên quan Tổng Giám đốc đăng ký bán 3.2 triệu cp
CTCP Đầu tư Thành Thành Công đăng ký bán hơn 3.2 triệu cp của CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) từ ngày 16/08-14/09/2022.
CTCP Đầu tư Thành Thành Công là đơn vị có liên quan đến Tổng Giám đốc GEG là bà Nguyễn Thái Hà.
Ước tính CTCP Đầu tư Thành Thành Công có thể thu về gần 71 tỷ đồng nếu giao dịch hoàn tất, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 17.8% (hơn 57 triệu cp) xuống còn 16.79% (hơn 54 triệu cp).
3. ASG dự kiến phát hành 11.3 triệu cp
HĐQT CTCP Tập đoàn ASG (HOSE: ASG) vừa thông qua Nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán.
Cụ thể, ASG dự kiến phát hành hơn 12 triệu cp. Trong đó, ASG sẽ chào bán hơn 11.3 triệu cp cho cổ đông hiện hữu (tương đương 15% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) với giá 15,000 đồng/cp và phát hành tối đa hơn 756 ngàn cp theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
4. Transimex đăng ký bán gần 3.5 triệu cp CLX
CTCP Transimex (HOSE: TMS) đã đăng ký bán gần 3.5 triệu cp của CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX, UPCoM: CLX) từ ngày 11/08-09/09/2022.
Theo TMS, mục đích của giao dịch là nhằm hiện thực hóa lợi nhuận, bổ sung nguồn vốn cho danh mục các dự án đầu tư nhiều tiềm năng khác.
5. Louis Holding đăng ký thoái sạch vốn tại TGG
CTCP Louis Holding đã đăng bán toàn bộ hơn 3.9 triệu cp đang nằm giữ tại CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) từ ngày 18/08-16/09/2022. Nếu giao dịch diễn ra thành công, Louis Holding sẽ chính thức rút chân hoàn toàn ra khỏi TGG.
6. Thành viên HĐQT AMV đăng ký thoái sạch vốn
Bà Đặng Nhị Nương – Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNX: AMV) đã đăng ký bán toàn bộ gần 7.3 triệu cp (tương đương 5.56% vốn) đang nắm giữ tại AMV. Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua thỏa thuận.
7. Nutifood gom thêm 4 triệu cp QNS
Sau khi trở thành cổ đông lớn ngày 02/08, công ty con của CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood là CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Bình Dương tiếp tục gom thêm 4 triệu cp của CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) trong 2 ngày 05/08 và 10/08/2022.
Trước giao dịch, Nutifood Bình Dương sở hữu 1.74% cổ phần tại QNS, tương đương 6.2 triệu cp. Việc gom thêm 4 triệu cp giúp Công ty nâng tỷ lệ sở hữu lên 2.86%. Cộng thêm hơn 3.6% (12.8 triệu cp) mà Nutifood - Công ty mẹ của Nutifood Bình Dương - đang sở hữu, tổng cộng nhóm cổ đông này nắm giữ 6.46% tại QNS. Ước tính, giá trị thương vụ hơn 180 tỷ đồng.
8. IDC nhận chuyển nhượng gần 1.3 triệu cp UIC từ AFC Vietnam Fund
Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) ngày 10/08 thông báo kết quả nhận chuyển nhượng cổ phiếu của công ty con - CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (HOSE: UIC) từ 2 quỹ đầu tư AFC Vietnam Fund và KB Vietnam QVM Securities Master Fund.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2022 của UIC ngày 11/05/2022, IDC sẽ nhận chuyển nhượng tổng cộng hơn 1.7 triệu cp UIC từ hai cổ đông AFC Vietnam Fund (gần 1.3 triệu cp) và KB Vietnam QVM Securities Master Fund (429,430 cp) thông qua thỏa thuận.
Sau giao dịch, AFC Vietnam Fund không còn là cổ đông của UIC. Trong khi đó, IDC nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty con từ 51% lên 66.93%, tương đương gần 5.4 triệu cp.
9. NVT Holdings mua thêm 5.8 triệu cp NVT, tăng sở hữu lên 94.2%
Công ty TNHH NVT Holdings thể hiện quyết tâm gia tăng sở hữu bằng việc mua thêm hơn 5.8 triệu cp của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT), nâng sở hữu từ 87.8% lên 94.2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện vào ngày 08/08/2022.
Trước đó, NVT Holdings đã liên tục mua vào cổ phiếu NVT. Ngày 02/08, NVT Holdings mua vào hơn 22.5 triệu cp NVT để nâng sở hữu từ 0% lên 24.9% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn. Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 98 tỷ đồng.
10. Nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản mua 35% cổ phần GEG
Theo ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn TTC, nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản là Jera Co đã tiến hành mua lại 35.09% cổ phần của CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG).
Được biết, Jera Co đã mua số cổ phần này từ International Finance Corp. và Armstrong Asset Management có trụ sở tại Singapore với số tiền chưa được tiết lộ, qua đó trở thành cổ đông ngoại lớn nhất tại GEG.
11. VSC muốn phát hành 40 triệu cp với giá bằng nửa thị trường
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC) có phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ để phục vụ hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Cụ thể, VSC dự tính phát hành riêng lẻ 40 triệu cp, qua đó nâng vốn điều lệ sau khi phát hành lên hơn 1.6 ngàn tỷ đồng. Giá phát hành dự kiến là 20,000 đồng/cp, là cổ phần phổ thông dành cho đối tượng nhà đầu tư chiến lược (không quá 5 nhà đầu tư), bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
12. Tập đoàn SK muốn nâng sở hữu tại IMP lên hơn 55%
CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đã nhận được hồ sơ đề nghị chào mua công khai từ SK Investment Vina III - đơn vị đầu tư trực thuộc tập đoàn SK - để nâng tỷ lệ đầu tư tại IMP lên hơn 55%.
Trước khi chào mua, SK Investment Vina III đang sở hữu 53.94% cổ phần của IMP (tương đương gần 36 triệu cp). Công ty đăng ký mua thêm hơn 733 ngàn cp với giá 66,000 đồng/cp, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại IMP lên 55.04%. Ước tính, giá trị thương vụ hơn 48 tỷ đồng.
13. HBC phát hành 5 triệu cp riêng lẻ cho đối tác Nhật Bản
Ngày 17/08, HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã thông qua phương án phát hành 5 triệu cp riêng lẻ, tương đương 2% vốn điều lệ, cho đối tác Nhật Bản.
Cụ thể, HBC dự kiến phát hành 5 triệu cp riêng lẻ với giá 32,500 đồng/cp để huy động 162.5 tỷ đồng, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Nhà đầu tư tham gia đợt chào bán là Sanei Architecture Planning Co., Ltd. Thời gian dự kiến triển khai trong quý 3-4/2022 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của HBC sẽ tăng từ 2,456 tỷ đồng lên hơn 2,506 tỷ đồng.
Trước giao dịch, Sanei Architecture Planning Co., Ltd không sở hữu cổ phiếu HBC nào. Dự kiến sau khi hoàn tất, nhà đầu tư nước ngoài này sẽ nắm giữ khoảng 2% vốn điều lệ của HBC.
14. Người thân của thành viên HĐQT HT1 muốn bán sạch cổ phiếu
Nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu sở hữu tại CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1).
Về mối liên hệ, bà Nhung là vợ của ông Nguyễn Văn Chuyền, Thành viên HĐQT HT1. Hiện, cá nhân ông Chuyền đang sở hữu 3.63 triệu đơn vị, chiếm 0.95% vốn của Công ty.
Nếu bán thành công 1.55 triệu cp HT1 đang nắm giữ, chiếm tỷ lệ 0.41% vốn, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung sẽ không còn là cổ đông của HT1.
Trong tuần này có 1 thông tin về IPO.
1. SIP rục rịch niêm yết lên HOSE
Ngày 12/08, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết toàn bộ gần 93 triệu của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP).
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của SIP đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu lên HOSE.
Ghi nhận tại thời điểm kết thúc quý II/2022, tỷ lệ nợ trong tổng tài sản của SIP vẫn chưa có tín hiệu cải thiện. Theo đó, tổng tài sản ghi nhận khi kết thúc ngày 30/06 là 18.922 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm tới 15.342 tỷ đồng, vẫn chiếm tới 81,1%, cho thấy mức độ rủi ro tài chính cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, SIP là một trong những công ty phát triển khu công nghiệp (KCN) niêm yết lớn nhất miền Nam với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200ha. Công ty hiện có 4 KCN và 4 khu đô thị liền kề các KCN tại TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh. SIP khác với các công ty BĐS niêm yết khác vì là công ty duy nhất có thể phân phối điện, nước trực tiếp cho khách thuê với doanh thu chiếm xấp xỉ 80% tổng doanh thu. Do đó, hoạt động kinh doanh của SIP ổn định hơn và ít bị ảnh hưởng bởi biến động dòng vốn đầu tư vào các KCN so với các chủ đầu tư khác.
Quay trở lại với cơ hội kinh doanh trên thị trường chứng khoán, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy hấp dẫn trong tuần này.
Nếu như trong mảng hợp tác quốc tế trong 7 tháng đầu năm 2022, đang là 1 điểm sáng nổi bật của PGT Holdings. Thì trong mảng cung ứng nhân lực tiếp tục là "nền tảng cốt lõi" trong kinh doanh chính của PGT Holdings tại thị trường Việt Nam và Nhật Bản.
PGT Holdings ( HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Tại Nhật Bản, PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.
Thêm vào đó, PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/8/2022, mã PGT lấy lại sắc xanh và giao dịch trong khoảng giá 5,800 – 10,000 VNĐ. Tiếp tục được đặt kì vọng trong giai đoạn tuần tới (22/8 – 26/8/2022), khi thị trường phục hồi bền vững hơn, mã PGT cũng sẽ khả quan, sinh lời dài hạn cho các nhà đầu tư.
Với những nỗ lực thông qua các dự án hợp tác quốc tế PGT Holdings tin rằng doanh nghiệp sẽ bứt phá trong thời gian tới.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.