M&A và IPO trong tuần (Từ 12/4 - 15/4): Các thương vụ chuyển nhượng sau kỳ nghỉ lễ 10/3

Đầu tư và Tiếp thị
08:23 AM 16/04/2022

Khép lại phiên giao dịch ngày 15/4, VN-Index giảm 13,56 điểm (0,92%) còn 1.458,56 điểm, HNX-Index giảm 6,98 điểm (1,65%) xuống 416,71 điểm, UPCoM-Index giảm 1,05 điểm (0,93%) về 112,35 điểm.

photo-1650071944998

VN-Index đã rất nỗ lực lấy lại sắc xanh trong phiên sáng, tuy nhiên mọi nỗ lực đã bị đánh đổ trong phiên giao dịch buổi chiều. Nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường đổ dốc, càng về cuối phiên chỉ số càng đà giảm.

Trong tuần này có 7 thương vụ chuyển nhượng được thực hiện

1. Him Lam hạ tỷ lệ sở hữu tại DIG xuống dưới mức 9%

Vừa bán xong 5.3 triệu cp trong hai phiên 05-06/04, cổ đông lớn của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) - CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam tiếp tục bán thêm hơn 2.4 triệu cp DIG trong hai phiên 07 - 08/04.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Him Lam tại DIG giảm từ 9.5% (hơn 47 triệu cp) xuống còn xấp xỉ 9% (gần 45 triệu cp). Ước tính đơn vị này đã thu về gần 201 tỷ đồng từ thương vụ.

Him Lam đã bán ra gần 23 triệu cp DIG kể từ khi cổ phiếu này lập đỉnh lịch sử (tháng 1/2022) đến nay, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 13.54% (gần 68 triệu cp) xuống còn 9% như hiện nay.

2. Một cá nhân rời ghế cổ đông lớn HQC trước thềm ĐHĐCĐ

Trong bối cảnh HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) bất ngờ hoãn ĐHĐCĐ thường niên 2022, ông Lê Văn Lợi đã rời ghế cổ đông lớn của Công ty sau khi bán ra gần 7.9 triệu cp trong ngày 06/04.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Lợi tại HQC giảm từ 5.3% (hơn 25 triệu cp) xuống còn 3.6% (hơn 17 triệu cp). Ước tính cá nhân này thu về hơn 63 tỷ đồng từ thương vụ.

3. Công ty con của SCIC muốn mua 1 triệu cp MBB

Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua 1 triệu cp MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) để đầu tư tài chính.

Hiện tại, SIC không sở hữu cổ phiếu MBB. Nếu mua thành công, SIC sẽ nắm 0.03% vốn Ngân hàng, tương đương 1 triệu cp MBB. Thời gian giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 12/04 đến 11/05

4. MWG tái cấu trúc Bách Hóa Xanh để chuẩn bị chào bán riêng lẻ

MWG dự kiến chào bán riêng lẻ tối đa là 20% vốn cổ phần của Bách Hóa Xanh dự kiến trong giai đoạn 2022-2023 cho các đối tác, nhà đầu tư trong khu vực hoặc trên thế giới với định giá cao nhất.

CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (HOSE: MWG) đã công bố nghị quyết của HĐQT về việc thành lập công ty con là CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh với vốn điều lệ 10 tỷ đồng.

Đồng thời, HĐQT MWG cũng sửa đổi, bổ sung tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2022 về việc tái cấu trúc CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh (BHX). Theo đó, MWG sẽ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang sở hữu trong BHX cho công ty mới thành lập nói trên, giá trị chuyển nhượng là 12,795 tỷ đồng.

5. Bamboo Capital góp 800 tỷ đồng vào BCG Energy

Trong quý II/2022, Bamboo Capital (HoSE: BCG) sẽ góp 800 tỷ đồng bổ sung vào BCG Energy. Nguồn vốn lấy từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của công ty này theo Nghị quyết HĐQT ngày 31/8/2021.

Công ty cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa công bố thông tin về việc góp vốn bổ sung vào Công ty cổ phần BCG Energy.

Theo đó, Bamboo Capital tham gia góp vốn bổ sung vào BCG Energy với giá trị vốn góp là 800 tỷ đồng, đạt tổng giá trị vốn góp tại đây là 2.408 tỷ đồng; tương đương 79,5% vốn điều lệ BCG Energy.

6. Agribank sẽ bán hơn 3,1 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cho biết sẽ chào bán toàn bộ hơn 3,1 triệu cổ phiếu CMG sở hữu, tương đương 2,87% vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC.

Thời gian thực hiện được ngân hàng dự kiến trong quý II bằng phương thức khớp lệnh/ thoả thuận.

Mức giá khởi điểm chào bán là 63.300 đồng/cp, ước tính với mức giá này, số tiền mà Agribank có thể thu về nếu thoái vốn thành công là gần 198 tỷ đồng.

Giá khởi điểm chào bán cổ phiếu CMG được xác định dựa trên chứng thư thẩm định giá của CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam.

7. CTCP Dầu thực vật Tường An thông báo về việc hủy niêm yết nhằm phục vụ cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo về việc hủy đăng ký công ty đại chúng đối với CTCP Dầu thực vật Tường An (Mã: TAC).

Trước đó kế hoạch này đã được Tập đoàn KIDO – công ty mẹ của Tường An hé lộ đến cổ đông vào năm 2020 rồi sau đó được ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 của Tường An thông qua.

Mới đây nhất tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của Tập đoàn KIDO, cổ đông cũng đã thông qua giao dịch mua cổ phiếu TAC để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty con này lên 100% mà không phải chào mua công khai.

Tại thời điểm 31/12/2021, KIDO sở hữu trực tiếp và gián tiếp 85,07% vốn tại Tường An. Lãnh đạo KIDO cho biết việc mua thêm là để phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh thay đổi, phục vụ cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Thông tin IPO tuần này nổi bật với 3 sự kiện

1. VinFast IPO tại Mỹ có thể nâng vốn hóa thị trường của Vingroup lên tới 26 tỷ USD

Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của VinFast có thể mở ra giá trị cho công ty mẹ, nâng vốn hóa thị trường của Vingroup lên tới 26 tỷ USD.

VinFast, đơn vị sản xuất ô tô thuộc Tập đoàn Vingroup, tuần trước đã tiết lộ thông tin về việc IPO tại Mỹ. Tập đoàn mẹ Vingroup kỳ vọng sẽ huy động được khoảng 2 tỷ USD thông qua việc niêm yết. Với quy mô này, đây sẽ là đợt IPO lớn nhất của một công ty châu Á tại Mỹ kể từ sau thương vụ 4,4 tỷ USD của hãng gọi xe Trung Quốc Didi Global hồi tháng 6/2021.

Vingroup cho biết vào cuối tháng trước rằng tập đoàn có kế hoạch bắt đầu xây dựng một nhà máy ở Bắc Carolina trong năm nay, một phần của khu phức hợp dự kiến sẽ có vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ USD và tổng vốn đầu tư là 6 tỷ USD.

2. Nova Consumer dự kiến lên sàn cuối tháng 4

Nova Consumer hoàn tất nộp hồ sơ niêm yết để kịp lên sàn HoSE trong tháng 4. Tập đoàn Nova Consumer, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng của NovaGroup, đang IPO khoảng 10,9 triệu cổ phiếu. Giá đặt mua tối thiểu là 43.462 đồng một cổ phiếu.

Giá chào bán dựa vào giá trị sổ sách tại thời điểm xin ý kiến cổ đông về việc IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (HoSE). Tính theo mức này, định giá của Nova Consumer vào khoảng 4.730 tỷ đồng.

3. Chứng khoán Nhất Việt lên kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu VFS

Ngày 13/4, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) ra thông báo việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (UPCoM: VFS) với số vốn điều lệ là 802,5 tỷ đồng, tương ứng với 80,25 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, hội đồng quản trị của Nhất Việt đã đặt mục tiêu chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu sang đăng ký niêm yết cổ phiếu. Việc niêm yết lên HoSE giúp cổ phiếu VFS có đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, qua đó cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu.

Bàn về cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong tuần này, PGT Holdings (HNX: PGT) phần nào đã hoàn tất được báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm 2021. Phần nào khẳng định chắc nịch về thông tin tài chính tới các nhà đầu tư, như một cơ sở vững chắc về những thông tin đã công bố.

Về hoạt động của doanh nghiệp trong tuần này, PGT Holdings đang tiếp tục duy trì và đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A; cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Bên cạnh đó những dự án về công nghệ cũng được ấp ủ và bật mí trong thời gian tới.

Khép lại phiên giao dịch ngày 15/4, mã cổ phiếu PGT vẫn giao dịch trong khoảng giá 10,000 VNĐ – 11,100 VNĐ trước những điều chỉnh mạnh từ thị trường. Nhiều nhà đầu tư nhận định, chính những rung lắc từ thị trường khiến tâm lý các nhà đầu tư dè chừng và tâm lý bảo lưu tỷ trọng cổ phiếu của PGT chờ cơ hội sinh lời.

PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng báo cáo tài chính quý 1/2022 sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Phát triển logistics hàng không để thúc đẩy du lịch Việt Nam Phát triển logistics hàng không để thúc đẩy du lịch Việt Nam

Ngày 26/12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) đã tổ chức "Diễn đàn dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: Mở rộng thu hút du lịch khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam".