M&A và IPO trong tuần (Từ 18/4 - 22/4): Những thương vụ chuyển nhượng xoay quanh điều chỉnh mạnh tay của TTCK

Đầu tư và Tiếp thị
08:13 AM 23/04/2022

Sau 4 phiên đỏ lửa trong tuần, thị trường có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ vào thời điểm cuối phiên. Lực cầu hoạt động khá tích cực giúp sắc xanh lan tỏa với độ rộng nghiêng về bên mua.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/4/2022, VN-Index tăng 9,02 điểm (0,66%) lên 1.379,23 điểm, HNX giảm 7,69 điểm (2,04%) xuống 359,12 điểm, UPCoM giảm 0,14 điểm (0,71%) về 104,15 điểm.

photo-1650674445215

Trong tuần này, có 8 thương vụ M&A chuyển nhượng được thực hiện.

1. Một cá nhân rời ghế cổ đông lớn CTCP Sara Việt Nam

Tại CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA), bà Nguyễn Thị Thu Thùy - Thành viên HĐQT vừa bán ra 3 triệu cp SRA như đăng ký trước đó, ước thu số tiền 32 tỷ đồng.

Trước giao dịch, bà Nguyễn Thị Thu Thùy đang là cổ đông lớn với sở hữu 3 triệu cp tương đương 6.94% vốn tại SRA. Bà Thủy bán toàn bộ lượng cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 15/03-12/04. Ước tính vị lãnh đạo đã thu về số tiền khoảng 32 tỷ đồng.

2. Tập đoàn Đầu tư Việt Phương thoái sạch vốn tại Tổng Công ty Dược Việt Nam

Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đã thoái sạch 17% vốn tại DVN.

Nhằm mục đích tái cấu trúc danh mục đầu tư, từ ngày 01-05/04/2022, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đã bán toàn bộ 40.3 triệu cp DVN của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (UPCoM: DVN).

Trước giao dịch, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương là cổ đông lớn thứ hai tại DVN với sở hữu 17% vốn, xếp sau Bộ Y tế (65%). Bà Hàn Thị Khánh Vinh là Phó Tổng Giám đốc ở cả Việt Phương và DVN.

3. Agribank muốn thoái sạch vốn tại CMG

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đăng ký bán toàn bộ hơn 3.1 triệu cp CMG của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG), tương đương 2,87% vốn. Thời gian thực hiện được Ngân hàng dự kiến từ ngày 05/05-03/06/2022

Mức giá khởi điểm chào bán là 63,300 đồng/cp, được xác định dựa trên chứng thư thẩm định giá của CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam. Nếu thương vụ thành công, Agribank có thể thu về số tiền gần 198 tỷ đồng.

Việc thoái vốn tại CMG nhằm thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về phương án sắp xếp lại các công ty con, và các khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Agribank.

4. Người thân của Chủ tịch CTCP Thép Pomina muốn hạ tỷ lệ sở hữu cổ phiếu xuống còn 1%.

Nhằm cơ cấu danh mục đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Thế Anh Tuấn - cháu ông Đỗ Văn Khánh - Chủ tịch CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) đăng ký bán gần 2.8 triệu cp POM từ ngày 15/04-13/05/2022.

Nếu thương vụ thành công, ông Tuấn sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại POM từ 2% (gần 5.6 triệu cp) xuống còn 1% (hơn 2.8 triệu cp). Ước tính sẽ thu về hơn 35.5 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.

Trước đó, ông Tuấn đăng ký bán 3 triệu cp từ ngày 14/03 đến ngày 12/04/2022 nhưng do giá không đạt kỳ vọng nên chỉ bán được 223,200 cp.

5. Chứng khoán APG ước tính chi 80 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn tại GKM

CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa mua 1.5 triệu cp của CTCP Khang Minh Group (HNX: GKM), tương ứng 6.3% vốn.

Theo đó, APG đã trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng ở Hà Nam với 6.3% (chưa sở hữu trước giao dịch). Hiện cổ đông lớn nhất tại GKM vẫn là Chủ tịch HĐQT Đặng Lê Việt (24.14%).

6. Vinachem chuẩn bị bán đấu giá 1,9 triệu cổ phiếu HVT, giá khởi điểm 66.046 đồng/cp

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), dự kiến ngày 9/5 tới, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sẽ tổ chức đấu giá 1,922 triệu cổ phiếu HVT của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, tương đương gần 17,5% vốn điều lệ.

Với mức giá ban đầu là 66.046 đồng/cổ phiếu,ước tính các nhà đầu tư cần chuẩn bị để sở hữu trọn lô cổ phiếu HVT này là gần 127 tỷ đồng.

7. VinaCapital đã thoái xong vốn tại Yeah1

DFJ VinaCapital Venture Investment  thông báo đã bán toàn bộ hơn 1.5 triệu cp YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG). Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong thời gian 06-15/04/2022.

Số lượng cổ phiếu bán ra chiếm 4.87% vốn của Yeah 1. Sau giao dịch VinaCapital không còn là cổ đông tại đây.

Trước đó, DFJ VinaCapital đã bán hơn 1.5 triệu cổ phiếu YEG trong thời gian 22/02-23/03, chỉ đạt 50% lượng đã đăng ký trước đó do diễn biến thị trường không phù hợp. Sau giao dịch, DFJ VinCapital giảm sở hữu còn 4.9% vốn điều lệ, qua đó không còn là cổ đông lớn của Yeah 1.

8. Tổng Giám đốc LienVietPostBank đăng ký mua 4,9 triệu cổ phiếu LPB

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin đăng ký mua gần 4,9 triệu cổ phiếu LPB trong đợt phát hành thêm của ngân hàng. Đây là số cổ phiếu trong đợt phát hành thêm 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp.

Trước khi giao dịch ông Phạm Doãn Sơn đang sở hữu 22,87 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 1,85% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

IPO tuần tới, có 1 công ty sẽ dự kiến lên sàn.

Thêm công ty cảng biển sắp lên sàn

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch 3,42 triệu cổ phiếu CVP của CTCP Cảng Cửa Việt. Mức giá chào sàn và ngày chính thức đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM chưa được công bố.

Cảng Cửa Việt được thành lập vào năm 2007 với vốn điều lệ 34,2 tỷ đồng dựa trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ công ty TNHH Cảng Cửa Việt do UBND tỉnh Quảng Trị quản lý. Từ khi hoạt động chính thức chuyển thành công ty cổ phần vào ngày 1/4/2020, công ty chưa từng thực hiện thay đổi vốn điều lệ.

Tính đến ngày 26/12/2021, Cảng Cửa Việt có tổng cộng 20 cổ đông, trong đó cổ đông nhà nước là UBND tỉnh Quảng Trị chiếm tỷ lệ sở hữu 96,95%. Nhà đầu tư nước ngoài không sở hữu cổ phần của công ty.

Bàn về cơ hội kinh doanh của PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp hoạt động cốt lõi trong lĩnh vực M&A tại đa quốc gia. Trong tuần này, PGT Holdings gửi tới các nhà đầu tư cùng các phương tiện truyền thông là tin tức mã PGT tiếp tục nằm trong diện cảnh bảo. Tuy là một thông tin chưa khả quan, nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán mạnh tay điều chỉnh mã cổ phiếu PGT được ví như "trong nguy có cơ".

Tại thị trường chứng khoán tuần này, với 4 /5 phiên thị trường giảm điểm, tại phiên 19/4/2022 thị trường giảm hơn 26 điểm. Nối tiếp các phiên ngày 20/4, 21/4 thị trường giảm điểm phần lớn các cổ phiếu đỏ rực và nằm sàn la liệt, đáng chú ý nhiều cổ phiếu là cổ phiếu trụ cũng giảm giá.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định mã cổ phiếu PGT hiện tại đang giảm theo xu hướng thị trường chung đó là điều tất nhiên khi thị trường lao dốc. Nhưng tuy nhiên lượng bán tháo chưa được ghi nhận, tâm lý các nhà đầu tư đang giữ hàng và tránh bán tháo mất giá đó chính là một lợi thế.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/4, cổ phiếu PGT giao dịch trong khoảng giá 7,200 – 8,200 VNĐ. Vói những kỳ vọng trong các phiên giao dịch cuối tháng 4 cổ phiếu PGT sẽ lấy lại giá trị và sinh lời dài hạn.

Bên cạnh đó, sự nhìn nhận không dấu giếm thông tin từ chỉ đạo của Ban quản trị của công ty, trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang sàng lọc những nhân tố thao túng thị trường chính là một điểm cộng về tâm lý cho các nhà đầu tư.

Từ đó mã PGT như một bước đầu tư dài hạn sinh lợi để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn trong thời gian tới.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.