M&A và IPO trong tuần: (Từ 28/2 - 4/3) Thị trường chứng khoán quanh tác động của giá dầu và vàng.
Đóng cửa ngày 4/3/2022, VN-Index tăng 0,33 điểm (0,02%) lên 1.505,33 điểm, HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,28%) lên 450,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,09%) đạt 113,29 điểm.
Trong khi đó tính tới 14h30' ngày 4/3, giá vàng 9999 của SJC tăng 100 nghìn đồng ở chiều mua vào và chiều bán so với buổi sáng. Cụ thể, giá vàng 9999 được SJC giao dịch mua vào 66,75 triệu đồng/lượng. Còn giá xăng, xăng RON95 26.834 đồng/lít.
Trong tuần này có 10 công ty thực hiện M&A.
1. DVG: Cổ đông lớn đua nhau thoái vốn
Trong ngày 21/02/2022, 2 cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt (HNX: DVG) là bà Phạm Thị Quỳnh Chi và ông Nguyễn Bá Khánh đã bán ra tổng cộng hơn 3.5 triệu cp DVG.
Cụ thể, bà Phạm Thị Quỳnh Chi đã bán hơn 2.28 triệu cp DVG. Sau giao dịch, bà Chi chỉ còn sở hữu 143,800 cp (tỷ lệ 0.51% vốn). Trước đó, bà Chi là cổ đông lớn nắm giữ 8.66% vốn tại DVG (hơn 2.4 triệu cp).
Cùng chiều bán, ông Nguyễn Bá Khánh đã bán ra gần 1.24 triệu cp DVG, giảm sở hữu tại đây từ 13.04% (3.65 triệu cp) xuống còn 8.61% (2.4 triệu cp).
Như vậy, bà Chi và ông Khánh đã thoái vốn theo phương thức khớp lệnh. Tạm tính theo thị giá chốt phiên 21/02 (13,200 đồng/cp), ước tính bà Chi đã thu về hơn 30 tỷ đồng và ông Khánh thu về hơn 16 tỷ đồng từ thương vụ.
2. Quỹ Hàn Quốc rời ghế cổ đông lớn tại TNG
Korea Investment Securities Co.,Ltd vừa bán 2 triệu cp của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), hạ sở hữu xuống dưới 5%.
Korea Investment Securities báo cáo đã bán 2 triệu cp cp TNG, hạ sở hữu từ 6.5 triệu cp (7.01%) xuống còn 4.5 triệu cp (4.85%). Theo đó, quỹ ngoại không còn là cổ đông lớn tại Công ty này kể từ 18/02. Tạm tính theo giá đóng cửa cùng ngày, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 66 tỷ đồng.
Gần nhất, cổ đông Hàn Quốc từng mua vào 6.8 triệu cp TNG vào hồi giữa tháng 11/2021.
Động thái bán bớt cổ phiếu diễn ra khi thị giá TNG hồi phục nhanh trong tháng 2/2022 và tiến lên vùng đỉnh cũ lập vào tháng 1/2022. Cổ phiếu hiện giao dịch quanh 34,400 đồng/cp (đầu phiên 28/02).
3. TGG muốn thoái toàn bộ vốn tại Du lịch Ao Giời – Suối Tiên
Ngày 28/02, HĐQT CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) đã thông qua quyết định về việc thoái vốn tại CTCP Du lịch Ao Giời – Suối Tiên với mục đích thu hồi vốn đầu tư để bổ sung vốn cho các dự án khác.
CTCP Du lịch Ao Giời – Suối Tiên có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, trong đó TGG góp gần 1.8 tỷ đồng, tương đương 3.6%. Theo TGG, giá chuyển nhượng phần vốn góp sẽ không thấp hơn giá trị đã đầu tư.
Liên quan đến việc cơ cấu danh mục đầu tư của TGG thì vào cuối tháng 2 vừa qua, HĐQT CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) đã dự kiến trình ĐHĐCĐ về việc miễn chào mua công khai đối với giao dịch chuyển nhượng giữa TGG và công ty cùng hệ sinh thái – CTCP Louis Holdings.
Theo đó, TGG cùng 14 cá nhân khác dự định chuyển nhượng tổng cộng gần 7 triệu cổ phiếu LDP cho Louis Holdings. Số cổ phiếu chiếm gần 55% vốn của LDP.
4. KDH rót thêm 350 tỷ đồng đầu tư vào công ty con
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) sẽ tăng vốn góp gần 350 tỷ đồng vào công ty con Gia Phước, cũng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
Ngày 28/02, HĐQT KDH đã thông qua việc góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Gia Phước. Đơn vị này thành lập năm 2007, chuyên kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Gia Phước hiện có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó KDH chiếm 99.9%. Theo dự kiến, KDH sẽ góp thêm gần 350 tỷ đồng để tăng quy mô vốn hoạt động cho Gia Phước. Tổng vốn sau khi góp thêm đạt hơn 599 tỷ đồng.
5. CTCP Hoàng Anh Gia Lai HAGL bán xong 25,4 triệu cổ phiếu HNG
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) vừa thông báo đã bán xong 25,4 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh từ ngày 15/2 đến ngày 1/3.
Doanh nghiệp cho biết mục đích giao dịch là trả nợ ngân hàng. Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico giảm từ 11,73% xuống còn 9,4% vốn, tương đương với gần 105 triệu cổ phiếu.
6. Fecon liên tiếp bán ra FCM
Công ty Cổ phần Fecon (Mã: FCN) vừa thông báo đã bán thành công 1,5 triệu cổ phiếu FCM của Công ty Cổ phần Khoáng sản Fecon (Mã: FCM).
Thống kê cho cho thấy Fecon đã có hai đợt bán gần 2,5 triệu cổ phiếu FCM trong 2 tháng vừa qua. Cụ thể, Fecon đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu FCM theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 6/1 đến ngày 31/1. Tuy nhiên, công ty kết thúc giao dịch vào ngày 28/1 và chỉ bán được 940.400 cp do giá cổ phiếu không đạt kỳ vọng. Theo đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống 7,92%.
7. REE lập thêm công ty con mảng năng lượng, nhận chuyển giao dự án phong điện 48MW ở Trà Vinh
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) vừa thông qua nghị quyết thành lập Công ty TNHH Điện gió REE Trà Vinh dự kiến thực hiện trong quý I, II năm 2022.
REE Trà Vinh có vốn sáng lập dự kiến 868 tỷ đồng, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Doanh nghiệp đặt trụ sở ở tỉnh Trà Vinh.
Ban lãnh đạo REE cho biết sẽ sử dụng toàn bộ tài sản thuộc nhà máy điện gió số 3 (Ước tính đạt 2.137 tỷ đồng, trong đó nợ vay chiếm gần 1.268 tỷ đồng, còn lại tài sản ròng là 869 tỷ đồng) góp vốn vào công ty con.
8. Kido đón thêm một cổ đông lớn thuộc khối ngoại
Sau khi mua thêm hơn 3 triệu cổ phiếu KDC trong phiên 24/2, Star Pacifica Pte. Ltd chính thức trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) với tỷ lệ sở hữu 6,21%.
Theo đó, Star Pacifica đã mua vào 3,12 triệu cổ phiếu KDC trong phiên 24/2, nâng số lượng cổ phiếu KDC nắm giữ từ hơn 12,5 triệu đơn vị lên hơn 15,6 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 4,97% lên 6,21%.
Với việc đưa tỷ lệ sở hữu vượt mức 5%, Star Pacifica chính thức trở thành cổ đông lớn của Kido.
Tạm tính theo giá giao dịch trung bình của KDC phiên 24/2, số tiền mà Star Pacifica bỏ ra để gia tăng sở hữu tại Kido có thể lên tới 169 tỷ đồng.
9. Bà Trịnh Thị Xuân – chị của ông Nguyễn Tiến Hải – Thành viên HĐQT CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) (HOSE: DBD) đã thoái phần lớn vốn tại Công ty sau khi bán thành công 2 triệu cổ phiếu.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà Xuân giảm từ 4.85% (gần 2.8 triệu cổ phiếu) xuống còn 1.38% (797,738 cổ phiếu).
10. Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của MB
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - Mã: MBB) vừa thông báo về việc nhóm quỹ Dragon Capital chính thức trở thành cổ đông lớn của ngân hàng.
Cụ thể, thông qua các quỹ thành viên, ngày 1/3, Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 916.800 cổ phiếu MBB, qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 4,99% lên 5%.
Trong tuần này có không có công ty IPO lên sàn mới, nhưng tuy nhiên tuần tới là sự góp mặt của 1 công ty
1. Gelex Electric (GEE) sẽ giao dịch lần đầu trên UPCoM vào ngày 8/3
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo ngày 8/3 là ngày giao dịch đầu tiên đối với 300 triệu cổ phiếu GEE của CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) trên thị trường UPCoM. Giá tham chiếu trong phiên đầu tiên là 25,000 VNĐ.
Trước đó, HNX đã ra quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cho 300 triệu cổ phiếu GEE trên UPCoM, tương đương vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng.
Quay trở lại với cổ phiếu của PGT Holdings (HNX:PGT), một tuần rung lắc nhẹ trong các chỉ số chứng khoán.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT Holdings.
Nhìn chung mã cổ phiếu tuần này của PGT Holdings vẫn nằm trong khoảng quá an toàn (10,300 -11,300 VNĐ), vùng giá mà các chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư đánh là nên mua vào, giữ trong danh mục trung và dài hạn. Thêm vào đó, một vài ý kiến của các nhà đầu F0 (nhà đầu tư mới vào thị trường) lại cho rằng đôi khi chính sự giảm giá nhẹ của cổ phiếu ngành M&A lại là cơ hội tốt để mua vào và giữ dài hạn. Dẫu vậy các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu PGT Holdings tuần này lại khá chú ý tới thông tin kế hoạch của PGT Holdings với tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng". Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Chỉ số Quản lý Thu mua_ Post Merger Integration) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Với những mục tiêu và định hướng trong từng giai đoạn của CEO người Nhật Bản ông Kakazu Shogo (người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam), sẽ đưa PGT Holdings nhảy vọt trong lĩnh vực M&A trong thời gian tới. PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.